Nuôi tôm ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng

19:12 - 01/02/2023

Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 4.300 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 500 ha, còn lại là nuôi tôm sú xen ghép các đối tượng tôm, cua và cá. Trong quá trình nuôi, nhiều hộ vẫn lạm dụng kháng sinh, chất cấm trong thức ăn và thuốc chữa bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn.

Trước tình trạng đó, ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản. Đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh để nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, VietGap. Đến nay, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh đã sử dụng men vi sinh, các loại chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh. Nhờ đó, hạn chế tối đa dịch bệnh, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ