OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tính đến tháng 11/2023, Thanh Hóa có 445 sản phẩm đạt OCOP. Việc xây dựng sản phẩm OCOP là động lực quan trọng để phát triển các sản phẩm địa phương. Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.

Năm 2020, chị Trương Thị Sơn, ở xã Đồng Lương huyện Lang Chánh quyết định thành lập Nông trại thảo mộc (Herbal fram), liên kết với các hộ dân phát triển 35 ha vùng nguyên liệu. Hiện nông trại có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, như: trà, tinh dầu, lá xông, gối ngủ thảo dược… 

OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm  - Ảnh 1.

Quá trình phát triển, chị Sơn luôn xác định xây dựng OCOP là điều kiện để khẳng định thương hiệu, do vậy, chị đã xây dựng thành công 1 số sản phẩm OCOP và đặt mục tiêu hết năm 2023 này sẽ có 3 sản phẩm OCOP.

OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm  - Ảnh 2.

Chị Trương Thị Sơn, Nông trại Herbal fram, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Chị Trương Thị Sơn, Nông trại Herbal fram, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các sản phẩm tham gia OCOP, nhất là sản phẩm mới sẽ giúp sản phẩm nhanh chóng hoàn thiện hơi, giúp người tạo ra sản phẩm có chiến lược sát sao hoàn thiện hơn trước khi đưa ra thị trường".

Thanh Hóa rất giàu tiềm năng về sản phẩm vùng miền. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các huyện khảo sát, đánh giá sản phẩm của của từng đơn vị, từ đó có định hướng tư vấn nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm OCOP; hỗ trợ tập huấn cho các chủ thể về kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Tính đến tháng 11/2023, Thanh Hóa có 455 sản phẩm đạt OCOP. 

OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm  - Ảnh 3.

Việc xây dựng OCOP cũng là động lực để các chủ thể đưa sản phẩm tiêu dùng thông thường, trở thành sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm cho nhiều lao động và góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm  - Ảnh 4.

Ông Hoàng Văn Lĩnh, Cơ sở sản xuất bánh nhãn thôn Giang Tây, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương

Ông Hoàng Văn Lĩnh, Cơ sở sản xuất bánh nhãn thôn Giang Tây, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương cho biết: "Được định hướng xây dựng OCOP, gia đình tôi đã đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hóa. Từ đó, sản phẩm tiếp cận thị trường tốt hơn, bán nhanh hơn".

Đa số các sản phẩm sau khi đạt chứng nhận OCOP, doanh số bán hàng, lợi nhuận tăng lên từ 20-50%, sản phẩm địa phương ngày càng được nâng tầm giá trị. Tuy nhiên, đối với các xã, việc lựa chọn định hướng xây dựng cần phải đảm bảo lợi ích của chủ thể và người tiêu dùng, tránh tính hình thức chỉ để đảm bảo đủ tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Có như vậy, sản phẩm đạt OCOP mới phát huy hiệu được quả lâu dài.

OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm  - Ảnh 5.

Nguồn: Thời sự tối 27/11/2023