Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả

Xuân Phả, nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, là làng cổ đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2 nghìn năm. Nơi đây có 5 điệu múa Trò Xuân Phả truyền thống đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Vùng quê này còn nổi tiếng với 1 số đặc sản ẩm thực, trong đó có tương Xuân Phả.

Gọi là tương Xuân Phả vì đây là sản phẩm do người làng Xuân Phả làm ra. Xuân Phả có chợ Láng, từ xa xưa là nơi bày bán, lưu chuyển tương Xuân Phả đi khắp nơi, từ vùng này đến vùng khác.

Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả - Ảnh 2.

Người dân làng Xuân Phả thường trồng Ngô và Đậu tương ở bãi bồi ven sông Chu, đây là 2 nguyên liệu chủ yếu làm nên sản phẩm Tương Xuân Phả cùng với muối sạch và nước sạch. Theo kinh nghiệm của người dân làng Xuân Phả: Đậu tương và Ngô sau khi được chọn kỹ, phải là đậu Tương ta hạt nhỏ, vàng và đều hạt. Đối với Ngô phải là Ngô tẻ, hạt mẩy vàng đều, đem phơi cho thật khô đủ độ ròn là có thể dùng được. Đậu và Ngô sau khi được phơi khô, chọn lựa kỹ đem rang bằng chảo gang trên bếp củi cho đến khi chín đều, có mùi thơm đặc trưng; không được rang chín quá, bị cháy sau này tương có màu không đẹp; còn nếu chưa chín thì khi pha, tương sẽ bị thối, hỏng.

Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả - Ảnh 3.

Ngô và đậu sau khi được rang chín vàng đem say nhỏ bằng cối đá (ngày nay, một số hộ làm tương nơi đây, chủ yếu là những hộ làm bán đã áp dụng khoa học kỹ thuật - sử dụng máy xay nhằm giảm công lao động), bột Ngô thu được đem ủ mốc bằng cách trộn đều với nước sạch đạt đến độ ẩm nhất định, trải đều ra nong, nén chặt phủ lá dáng lên trên (phải là lá cây dáng hoặc lá nhãn thì mới lên nhiều mốc vàng ) từ 5-7 ngày sau mốc sẽ lên đều, nếu là mốc vàng thì có thể dùng được còn nếu lên mốc đen thì coi như mốc hỏng phải ủ lại mốc khác.

Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả - Ảnh 4.

Sau 5-7 ngày khi mốc đạt yêu cầu, đem đậu tương đã xay vỡ hạt bỏ vào chum sành được xử lý vệ sinh, rồi cho nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn an toàn với tỷ lệ thích hợp ngâm và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 6-7 ngày; khi nước đậu đã được phơi nắng đủ thời gian trên thì cho mốc đã ủ giã nhỏ cùng muối sạch với tỷ lệ thích hợp khuấy hòa tan đều trong chum sành, sau đó tiếp tục phơi nắng từ 15-20 ngày là tương đủ độ chín cho ra sản phẩm dùng được.

Với nguồn nguyên liệu sẵn có được nhân dân tự trồng tại địa phương, sản xuất theo quy trình khép kín, không dùng hóa chất bảo quản nên tương Xuân Phả có mùi thơm đặc trưng, được dùng phổ biến làm nước chấm và kho nấu nhiều loại thức ăn trong bữa ăn dân dã hàng ngày. Sản phẩm bảo quản được từ 2-3 năm ở điều kiện ngoài trời không bị nước ngấm vào và không dùng đến hóa chất bảo quản.

Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả - Ảnh 5.

Từ xa xưa đến nay, mỗi năm cứ đến dịp tháng tư, tháng 5, khi bắt đầu vào mùa nắng nóng, cả làng Xuân Phả và nay là cả xã Xuân Trường nhà nào cũng làm tương để sử dụng trong gia đình. Ngoài ra toàn xã còn có hàng chục hộ gia đình làm tương quanh năm để bán cho bà con các xã trong vùng. Đặc biệt với mong muốn phát triển làng nghề truyền thống của quê hương, từ năm 2016 cơ sở Lâm Dũng chuyên sản xuất tương Xuân Phả đã đi vào hoạt động, mỗi năm làm ra trên 10 nghìn lít tương xuất bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả - Ảnh 6.

Đặc biệt, sản phẩm Tương Xuân Phả (còn gọi là tương Xuân Pha) của cơ sở sản xuất Đỗ Xuân Dũng, xã Xuân Trường đã được các cấp kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm và đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Ngày 06/4/2021 tương Xuân Phả (còn gọi là tương Xuân Pha) của cơ sở đã được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là cơ sở và điều kiện thuận lợi để tương Xuân Phả tiếp tục mở rông quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ.

Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả - Ảnh 7.

 

Nguồn: Trang địa phương 14/7/2022