Rình rập nguy cơ mất an toàn giao thông tại các đập tràn trên tuyến đường miền núi

09:14 - 24/08/2019

(TTV) - Chiều ngày 20/8, mặc dù nước lũ đang dâng cao nhưng một người dân xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh vẫn cố tình lưu thông qua tràn thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận nên đã bị nước cuốn đi. Vụ tai nạn trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông tại các đập tràn trên các tuyến đường miền núi hiện nay.

 

Tràn làng Luồng xã Thiết Kế, huyện Bá Thước nằm trên quốc lộ 15C. Mùa mưa năm nào nước cũng dâng cao hơn từ 40 đến 50 cm so với mặt tràn. Thậm chí có thời điểm nước cao trên 1m, nước chảy xiết gây tắc đường. Tuy nhiên, rất nhiều người tham gia giao thông không ý thức được nguy cơ mất ATGT vẫn dùng bè mảng để kéo đẩy các phương tiện qua lại.

Rất nhiều người tham gia giao thông không ý thức được nguy cơ mất ATGT vẫn dùng bè mảng để kéo đẩy các phương tiện qua lại.
Rất nhiều người tham gia giao thông không ý thức được nguy cơ mất ATGT vẫn dùng bè mảng để kéo đẩy các phương tiện qua lại.

Tương tự, tại huyện Lang Chánh đang có khoảng 30 đập tràn nằm rải rác trên các tuyến tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã. Hàng năm mỗi khi mưa lũ, huyện đã yêu cầu chính quyền các xã có đập tràn cử lực lượng công an xã và dân quân tự vệ trực chốt tại đập tràn, nghiêm cấm phương tiện và người dân qua lại. Mặt khác tổ chức cắm biển báo cảnh giới cho người tham gia giao thông nhận biết nguy hiểm không lưu thông qua tràn khi nước to.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh: Hiện nay các đập tràn của huyện đã xuống cấp. Vì vậy, mong muốn Ban ATGT tỉnh sớm hỗ trợ nâng cấp các đập tràn vì kinh phí địa phương không thể khắc phục nhằm đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh: Hiện nay các đập tràn của huyện đã xuống cấp. Vì vậy, mong muốn Ban ATGT tỉnh sớm hỗ trợ nâng cấp các đập tràn vì kinh phí địa phương không thể khắc phục nhằm đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông.

Thanh Hóa hiện có 11 huyện miền núi, với địa hình chia cắt nhiều sông suối nên ngoài nhiệm vụ phục vụ tiêu thoát nước, thì các tràn còn là đường giao thông phục vụ đi lại của người dân. Hiện tại, trên quốc lộ 47, quốc lộ 217, quốc lộ 15C và các tuyến đường tỉnh ở khu vực miền núi đang có hàng trăm các đập tràn. Mùa mưa lũ nước dâng cao và chảy xiết, chính vì vậy đây là những khu vực khá nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Thực tế cũng đã xảy nhiều vụ tai nạn do sự chủ quan của người tham gia giao thông khi qua đập tràn. Do đó, chính quyền các địa phương và đơn vị quản lý đường bộ trên tuyến cần phối hợp làm tốt công tác đảm bảo an toàn, tuyên truyền, cảnh báo cho người dân thấy được mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả để từ đó không chủ quan, cố vượt qua các đập tràn khi nước lũ đang dâng cao.

Theo Bản tin Thanh Hóa ngày mới/TTV