Sự học ở vùng biên Sơn Điện

23:42 - 21/04/2023

Để con đường tới trường của học sinh vơi bớt gian nan, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở vật chất trường lớp học ở xã vùng biên Sơn Điện được đầu tư xây dựng. Đồng thời, sự chung tay của cộng đồng đã và đang tiếp sức cho các em đến trường.

Xã Sơn Điện, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa là nơi sinh sống của đồng bào Thái và Mường cứ trú tại 10 thôn, bản. Do địa hình đồi núi cao, nên việc đi lại, học hành của các em học sinh bản Xuân Sơn gặp nhiều cản trở. Bà con ở đây đa số là đồng bào dân tộc Mường.

Ở Sơn Điện, điểm trường bản Xuân Sơn là điểm cuối cùng được Nhà nước đầu tư xây dựng khu mầm non kiên cố theo Chương trình 135. Còn điểm trường tiểu học, trước kia vốn có một dãy nhà, với 3 phòng học cấp 4 nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng.

Do thiếu phòng học, giáo viên không có nơi ở nên rất khó khăn, vất vả. Học sinh 5 lớp phải học chia ca hoặc học ghép trong 3 phòng. Vừa qua, được nhà nước hỗ trợ xây dựng cho nhà trường thêm 5 phòng học kiên cố, 1 phòng họp, 1 bếp và phòng 2 phòng công vụ. Bên cạnh đó, sửa sang lại lại sân, ốp đá bậc tam cấp, làm đường vào trường....

Sự học ở vùng biên Sơn Điện - Ảnh 2.

Nhờ được hỗ trợ, mà trường, lớp học và nhà công vụ đã kiên cố, cả 2 điểm trường dồn lớp tại xã Sơn Điện đều được xây dựng khang trang; nhiều công trình được thực hiện bởi "Nhà nước và Nhân dân cùng làm".

Thầy Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Điện 1, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn

Để nâng cao chất lượng giáo dục, UBND xã Sơn Điện đã tập trung tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc chăm lo các điều kiện cho con em đến trường; huy động các nguồn lực để từng bước kiên cố hóa trường lớp học. Do vậy, xã đã duy trì và hoàn thành mục tiêu phổ cập mầm non 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.

Sự học ở vùng biên Sơn Điện - Ảnh 4.

Nhờ công tác vận động, tuyên truyền, động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, nhận thức của bà con Nhân dân từng bước được nâng lên. Các đơn vị nhà trường đã tham mưu với địa phương huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp; nâng cao chất lượng dạy và học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động, mở các lớp xóa mù chữ cho người chưa biết chữ và tái mù chữ. Chính vì thế, xã đã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tạo đà, củng cố cho nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn.

Sự học ở vùng biên Sơn Điện - Ảnh 5.

Trước đây, ở Sơn Điện, các thầy cô giáo phải đến từng nhà vận động phụ huynh, học sinh ra lớp thì đến nay không còn phải vận động nữa, 100% học sinh ra lớp đúng độ tuổi, các em học sinh được học trong ngôi trường sạch đẹp không phải lo chạy lũ, không còn nỗi lo ướt quần áo, sách vở khi ngồi học như trước kia. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.

 Ông Lương Văn Chiên, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn

Dù hôm nay vùng biên Sơn Điện vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng tin tưởng rằng với những cố gắng của người dân cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong thời gian tới sự học nơi vùng biên này sẽ ngày càng được quan tâm hơn nữa, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục nơi vùng cao, biên giới.

Nguồn: Chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số