Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố

09:26 - 04/11/2023

Với ưu điểm thuận tiện, giá cả phải chăng và món ăn đa dạng nên ngày càng có nhiều người lựa chọn các quán ăn vỉa hè. Thức ăn đường phố cũng đã trở thành một nhu cầu thường nhật của nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này đặt ra yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở này.

Một buổi kiểm tra an toàn thực phẩm của phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn… Một số hạn chế trong việc kinh doanh thực phẩm đã được chỉ ra như: trang thiết bị dụng cụ chưa đảm bảo; chưa có nơi để dụng cụ vệ sinh, thu gom rác thải; trang phục, vệ sinh cá nhân của người kinh doanh thức ăn đường phố chưa đúng quy định…

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố - Ảnh 2.

Phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa hiện có hơn 100 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố… Việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm được phường thực hiện thường xuyên, liên tục. Thông qua việc kiểm tra từng nội dung cụ thể tại các cơ sở, cơ quan chức năng đã chỉ ra những lỗi còn mắc phải, những nội dung thực hiện chưa đúng, chưa đủ để các cơ sở để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Thành phố Thanh Hóa là địa phương có số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa với trên 1.300 cơ sở. Số lượng cơ sở lớn, lại có tính chất di biến động nên việc quản lý loại hình sản xuất và kinh doanh này của thành phố gặp nhiều khó khăn.

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố - Ảnh 3.

Để công tác quản lý đạt hiệu quả, UBND thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo UBND các xã, phường trên đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng sử dụng thức ăn đường phố. Cùng với đó, các địa phương, đơn vị cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phầm.

Bà Lê Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Thông tư số 30/2012, ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố gồm: cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố phải bảo đảm đủ nước sạch, có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín, không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống, người trực tiếp làm dịch vụ chế biến, kinh doanh thức ăn phải được tập huấn kiến thức và khám sức khỏe định kỳ, nhân viên phải đeo tạp dề, khẩu trang, đội mũ khi bán hàng, có dụng cụ chứa đựng chất thải tại nơi kinh doanh... Đối chiếu những quy định này với thực tế thì hầu hết các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đều chưa đáp ứng đầy đủ. Do vậy, việc quản lý loại hình kinh doanh này cần được siết chặt hơn nữa nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 4/11/2023