Tết lại trên quê hương vua Lê Đại Hành

11:09 - 11/02/2019

(TTV) - Hàng năm, cứ vào ngày 7 và ngày mùng 9 tháng Giêng, tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân lại diễn ra tục ăn tết lại. Đây là nét đep trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương.

Xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân là một trong những địa phương trên đất xứ Thanh vẫn còn lưu giữ, phát huy tục ăn tết lại vào dịp đầu xuân năm mới. Tục ăn tết lại ở Xuân Lập có từ lâu đời, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Ông Đỗ Huy Nhất – Phó chủ tịch UBND xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân cho biết: Tục “ăn tết lại” ở địa phương gắn liền với sự kiện nghĩa quân Tây Sơn đại phá quân Thanh vào năm Kỷ Dậu 1789.

 


Sử sách ghi lại, năm 1788, vua Nguyễn Huệ, hiệu là Quang Trung  tiến ra Bắc đánh trả quân Thanh sang xâm lược nước ta. Cuộc chiến dù diễn ra vào những ngày Tết cổ truyền nhưng Nguyễn Huệ vẫn phát động cuộc khởi nghĩa và đã giành thắng lợi hoàn toàn. Sau chiến thắng, vua Quang Trung mới tổ chức cho quân dân nước Việt ăn Tết lại. Có lẽ từ sự kiện đó mà người dân Xuân Lập mới có tục “ăn Tết lại” như hiện nay. Theo đó, hàng năm cứ vào ngày 7 tháng giêng tại làng Trung Lập và ngày 9 tháng giêng, tại các làng: Phú Xá, Vũ Hạ, Vũ Thượng, người dân địa phương lại tổ chức ăn tết lại. Trong mâm cũ ngày tết lại của bà con người dân Xuân Lập cũng đầy đủ các món ăn như tết Nguyên Đán: Bánh chưng xanh, giò, nem...đặc biệt, trong mâm cơm nhà nào cũng có món bánh răng bừa – sản vật “tiến vua”.

 

Vào dịp tết lại, tại Đền thờ Vua Lê Đại Hành diễn ra hoạt động dâng hương, tế lễ, trồng cây. Đặc biệt, tại đây còn diễn ra hoạt động đá bóng giao lưu giữa các xã trên địa bàn huyện 4 làng văn hóa.

 


Theo dòng chảy của thời gian, tục ăn tết lại vẫn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và người dân giữ gìn, phát huy. Đây là một mỹ tục, một nép đẹp văn hóa cần được giữ gìn, phát huy.

Tường Vân – Ngọc Yến