Thăm kinh thành cổ Lam Kinh

11:35 - 13/10/2021

Khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 50km, có diện tích 200 ha với nhiều công trình bề thế với lịch sử hàng trăm năm. Đây là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.

 

Kinh thành cổ Lam Kinh là một trong những Khu di tích Quốc gia đặc biệt với những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê. Đến đây, du khách luôn bị cuốn hút bởi những truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Kinh thành cổ Lam Kinh là một trong những Khu di tích Quốc gia đặc biệt với những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê. Đến đây, du khách luôn bị cuốn hút bởi những truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

 

Sau khi chiến thắng giặc Minh, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt. Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua.
Sau khi chiến thắng giặc Minh, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt. Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua.

 

Đường dẫn vào hoàng thành có một con sông đào tên là sông Ngọc. Dòng chảy này bắt nguồn từ Tây Hồ, vòng qua trước thành và điện Lam Kinh.
Đường dẫn vào hoàng thành có một con sông đào tên là sông Ngọc. Dòng chảy này bắt nguồn từ Tây Hồ, vòng qua trước thành và điện Lam Kinh.

 

Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.
Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.

 

Qua cầu khoảng 50 m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh.
Qua cầu khoảng 50 m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh.

 

Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6m, gian bên rộng 3,5m. Nền Ngọ môn rộng 11m, dài hơn 14m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của 4 cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78cm.
Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6m, gian bên rộng 3,5m. Nền Ngọ môn rộng 11m, dài hơn 14m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của 4 cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78cm.

 

Trước Ngọ môn có các con nghê đá. Phần lưng và đế nghê vẫn còn giữ nguyên bản, có niên đại hàng trăm năm. Phần đầu và chân trước mới được phục dựng lại gần đây.
Trước Ngọ môn có các con nghê đá. Phần lưng và đế nghê vẫn còn giữ nguyên bản, có niên đại hàng trăm năm. Phần đầu và chân trước mới được phục dựng lại gần đây.

 

Qua Ngọ môn vào đến sân rồng. Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích hơn 3.500m2.
Qua Ngọ môn vào đến sân rồng. Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích hơn 3.500m2.

 

Chính điện Lam Kinh bố trí theo hình chữ “công” gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả 3 điện có đường kính đến 62cm.
Chính điện Lam Kinh bố trí theo hình chữ “công” gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả 3 điện có đường kính đến 62cm.

 

Điện phía trước gọi là Quang Đức, điện ở giữa gọi là Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.
Điện phía trước gọi là Quang Đức, điện ở giữa gọi là Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.

 

Kinh thành cổ Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.
Kinh thành cổ Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.

 

Năm 1962, khu di tích Lam Kinh được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đến năm 2012, nơi đây tiếp tục được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Năm 1962, khu di tích Lam Kinh được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đến năm 2012, nơi đây tiếp tục được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

 

Lễ hội Lam Kinh bắt đầu sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433. Ngày nay, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng 8 Âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lam Kinh để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.
Lễ hội Lam Kinh bắt đầu sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433. Ngày nay, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng 8 Âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lam Kinh để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.

Hoàng Đông/Báo Thanh Hóa