Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen động vật rừng

08:17 - 13/10/2023

Rừng đặc dụng của Thanh Hóa có hệ động vật vô cùng phong phú và đa dạng với 1.811 loài thuộc 241 họ. Tuy nhiên do nạn săn bắt động vật hoang diễn ra phức tạp dẫn đến hệ động vật rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc gia trên địa bàn tỉnh đã chủ động nghiên cứu, bảo tồn chăm nuôi sinh sản thành công một số loại động vật hoang dã bản địa để tái thả vào rừng tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã và đa dạng sinh học.

Tháng 7 năm 2023, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã đưa về 60 con giống cầy vòi hương và cầy vòi mốc để nuôi thử nghiệm trong môi trường nuôi nhốt. Sau 8 tháng nuôi thử nghiệm, tất cả các con nuôi đều khỏe mạnh sinh trưởng tốt. 4 con cầy vòi hương cái đã sinh sản 12 con cầy vòi hương con khỏe mạnh.

Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen động vật rừng  - Ảnh 2.

Ông Phạm Anh Tám - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Ông Phạm Anh Tám - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau thành công của mô hình chúng tôi sẽ tạo nguồn giống để cung cấp cho các hộ dân. Tuy nhiên, việc đầu tư mô hình này đòi hỏi kinh phí lớn nên cần có các chương trình, dự án để hỗ trợ bà con nuôi cầy hương và cầy mốc".

Thời gian qua, Vườn quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã nghiên cứu và chăm nuôi sinh sản thành công nhiều loại động vật hoang dã như hươu sao, gà rừng, gà chim chỉ, chim công, cầy vòi hương, cầy vòi mốc…vv. 

Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen động vật rừng  - Ảnh 3.

Riêng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã chăm nuôi sinh sản và tái thả được nhiều cá thể gà lôi trắng có tên trong sách đỏ Việt Nam vào rừng tự nhiên.

Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen động vật rừng  - Ảnh 4.

Ông Đàm Duy Đông - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa

Ông Đàm Duy Đông - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Việc nuôi sinh sản loài này trong môi trường nuôi nhốt tương đối khó. Chúng tôi đã nghiên cứu thử nghiệm nhiều phương pháp, thứ nhất là cho chính con gà đó ấp, thứ hai là ấp bằng máy công nghệ. Phương pháp nữa là cho gà thông thường ấp. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp nên việc nuôi nhân giống gà lôi trắng thành công trong môi trường nuôi nhốt".

Thành công bước đầu từ hoạt động bảo tồn chăm nuôi sinh sản động vật hoang dã bản giúp các các khu bảo tồn, vườn quốc gia  có thêm nguồn động vật tái thả về rừng tự nhiên, đồng thời chủ động được nguồn giống tại chỗ để cung cấp cho người dân phát triển mô hình nuôi thương phẩm động vật hoang dã trong danh mục được chính phủ cho phép tại khu vực vùng đệm để phát triển sinh kế.

Nguồn: Bản tin THNM ngày 13/10