Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển cây dược liệu

18:30 - 22/08/2023

Nhằm phát huy hiệu quả lợi thế từng vùng, trong thời gian vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các cơ chế, chính sách, khuyến khích phát triển cây dược liệu. Đây không chỉ mở ra hướng đi mới góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; mà còn khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh thổ nhưỡng, khí hậu ở các địa phương trong phát triển kinh tế.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay tỉnh Thanh Hóa có khoảng 5.000 ha, với gần 1.000 loài cây dược liệu. Trong đó, có khoảng 20 loài dược liệu quý và chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi như: ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu trắng, ích mẫu, quế, sa nhân, huyền sâm, xuyên tâm liên, nghệ vàng, cà gai leo…

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển cây dược liệu - Ảnh 2.

Trồng cây dược liệu đang mở ra hướng đi mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển cây dược liệu - Ảnh 3.

Ông Lê Đức Thuận, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Ông Lê Đức Thuận, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa sẽ tiếp tục làm tốt công tác giữ vững và phát triển diện tích rừng hiện có, nghiên cứu và nhân rộng các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đã thành công, tạo sinh kế cho người dân. Ngoài ra sẽ kêu gọi các doanh nghiệp liên kết đầu tư theo chuỗi để gắn trồng, sản xuất và chế biến, nâng cao chất lượng và giá trị các loại dược liệu trồng tự nhiên.

Nhu cầu thị trường và dư địa cho phát triển cây dược liệu rất lớn, đây sẽ là cơ hội cho Thanh Hóa phát huy hiệu quả diện tích rừng sản xuất, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển cây dược liệu - Ảnh 4.

Tuy nhiên, để phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh hiệu quả và bền vững, cùng với việc quy hoạch vùng, các địa phương cũng cần xây dựng những mô hình sản xuất phù hợp với vùng sinh thái của từng vùng; đồng thời đẩy mạnh liên kết để tạo đầu ra, nâng cao thương hiệu của sản phẩm.


Nguồn: Bản tin 18h30/TTV