Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh

So với nuôi trồng thủy sản truyền thống, nuôi tôm thâm canh có thể đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 10 lần. Vì vậy, việc đẩy mạnh chuyển đổi diện tích nuôi trồng kém hiệu quả, đầu tư, ứng dụng các biện pháp nuôi tôm thâm canh đang là hướng đi hiệu quả, đưa ngành thủy sản Thanh Hóa nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu trong năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Thanh Hóa đạt trên 74.500 tấn.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 700 ha diện tích nuôi tôm thâm canh, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có trên 200 ha nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, tăng 50 ha so với cuối năm 2023. 

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh- Ảnh 1.

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà màng nhà lười có tỷ lệ thành công lên đến trên 80%, thời gian nuôi ngắn, chất lượng tôm bảo đảm. Đồng thời, đây đang là lựa chọn phù hợp khắc phục được các yếu tố bất lợi về khí hậu, môi trường nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Hưng, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa

Ông Nguyễn Xuân Hưng, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Tôm thẻ chân trắng là lựa chọn thích hợp cho bà con bởi tỷ lệ nuôi thành công cao, hiệu quả kinh tế rõ rệt".

Trong điều kiện tự nhiên như hiện nay, các mô hình nuôi thâm canh công nghệ cao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khẳng định được xu thế phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm nước lợ tại Thanh Hóa.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh- Ảnh 3.

Vì thế, về lâu dài, ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và người dân cần đẩy mạnh chuyển đổi sang nuôi bán thâm canh, thâm canh công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

Nguồn: Thời sự 18h ngày 08/04/2024