Thanh Hóa hoàn thành vượt kế hoạch sản phẩm OCOP năm 2022

20:20 - 09/12/2022

Năm 2022, Thanh Hóa đặt kế hoạch phát triển 120 sản phẩm OCOP. Song đến nay, đã có 34 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh và có 3 sản phẩm đang đề xuất Trung ương xếp hạng 5 sao, vượt kế hoạch đề ra. Với kết quả này, Thanh Hóa đang đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.

27/ 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên… 12 huyện, thành phố hoàn thành vượt kế hoạch sản phẩm OCOP đề ra… Sản phẩm OCOP đa dạng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau,  được đầu tư nâng cao về chất lượng và hình thức, đáp ứng nhu cầu thị trường… Đó là những kết quả nổi bật trong thực hiện chương trình "mỗi xã một sản phẩm"- gọi tắt là OCOP năm 2022 tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa hoàn thành vượt kế hoạch sản phẩm OCOP năm 2022 - Ảnh 1.

Ông Lê  Huy Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa cho biết: "Đầu năm huyện chúng tôi đăng ký xây dựng 3 sản phẩm OCOP. Theo đó, chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền cho các xã, các chủ thể sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến thương mại… Đến nay chúng tôi đã có 7 sản phẩm được công nhận; góp phần nâng cao giá trị sản phẩm". Ông Lê Mai Khanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cũng cho biết: "Năm 2022, thành phố đặt ra mục tiêu có 7 sản phẩm OCOP, nhưng đến 30/11 chúng tôi đã có 10 sản phẩm được công nhận và đang có 2 sản phẩm sẽ chấm cuối năm 2022, vượt kế hoạch. Năm 2023 thành phố tiếp tục chỉ đạo xây dựng thêm 7 sản phẩm OCOP, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 50 triệu 1 sản phẩm cấp tỉnh, 500 triệu cho sản phẩm 5 sao để các chủ thể sản xuất quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm".

Thanh Hóa hoàn thành vượt kế hoạch sản phẩm OCOP năm 2022 - Ảnh 3.

Để đạt và vượt kế hoạch xây dựng sản phẩm OCOP của năm 2022, ngay từ cuối năm 2021, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chủ động rà soát, đánh giá các sản phẩm có tiềm năng. Tùy điều kiện thực tế, mỗi địa phương cũng đã tạo điều kiện về đất đai, có chính sách hỗ trợ để các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP. Tổ giúp việc chương trình OCOP cấp tỉnh thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai của các địa phương, để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời. Nhận thấy ý nghĩa, lợi ích chương trình OCOP mang lại, các chủ thể sản xuất được lựa chọn rất tích cực tham gia. Ông Thiều Đình Hùng, Giám đốc chi nhánh công ty cổ phần dược liệu Triệu Sơn cho biết: "Công ty chúng tôi có 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi đạt OCOP chúng tôi đã mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng giá trị sản phẩm; được tham gia các hội chợ qunagr bá thương hiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh".

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa hiện có gần 200 làng nghề và nghề truyền thống, với nhiều sản phẩm đặc trưng. Đây được xem là lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP.  Chương trình OCOP đã góp phần từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, địa phương; xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

   

Nguồn: Bản tin thời sự tối ngày 9.12