Thanh Hóa: Tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra phổ biến

20:47 - 10/04/2023

Thời gian qua, tình trạng các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động vẫn diễn ra phổ biến. Mặc dù các ngành chức năng liên tục thanh tra, kiểm tra và có nhiều giải pháp thu hồi và xử lý nhưng vẫn còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp chậm nộp kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội.

Thời điểm 31/12/2020 Thanh Hóa có 302 đơn vị hành chính sự nghiệp chậm đóng BHXH từ 2 tháng trở lên với số tiền 4,7 tỷ đồng; 1.965 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động chậm đóng bảo hiểm xã hội với số tiền 316,8 tỷ đồng.

Thời điểm 31/12/2021 có 264 đơn vị hành chính sự nghiệp chậm đóng BHXH với số tiền 7,06 tỷ đồng; 1.997 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động chậm đóng bảo hiểm xã hội với số tiền 292,9 tỷ đồng.

Thời điểm 31/12/2022 có 280 đơn vị hành chính sự nghiệp chậm đóng BHXH với số tiền 7,36 tỷ đồng; 2.252 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động chậm đóng bảo hiểm xã hội với số tiền 314,2 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra phổ biến - Ảnh 2.

Ví dụ Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh, tại thời điểm năm 2015, cong ty đã từng nợ 5 tỷ đồng bảo hiểm xã hội. Từ năm 2020 đến nay, doanh nghiệp này vẫn liên lục nợ bảo hiểm xã hội (đến hết tháng 2/2023 là 4,9 tỷ đồng) khiến nhiều lao động không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội khi ốm đau, chế độ thai sản và hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thanh Hóa: Tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra phổ biến - Ảnh 3.

Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp đang hoạt động với số lao động nhiều, số tiền chậm đóng lớn, thời gian kéo dài như: Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Thanh Hóa chậm đóng 79 tháng với số tiền 15,5 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 4 chậm đóng 55 tháng với số tiền 9,3 tỷ đồng; Xí nghiệp Sông Đà 10.5 chậm đóng 22 tháng với số tiền 6,3 tỷ đồng; Công ty TNHH một thành viên JLG Vina chậm đóng 31 tháng với số tiền 4 tỷ đồng; Công ty TNHH Liên doanh Vinastone chậm đóng 18 tháng với số tiền 2,4 tỷ đồng…

Đáng chú ý, hiện có 536 doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn dừng hoạt động với số nợ  trên 121 tỷ 297 triệu đồng.

Thanh Hóa: Tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra phổ biến - Ảnh 4.

Thành phố Thanh Hoá là địa phương có số nợ BHXH cao nhất chiếm 53,3% toàn tỉnh. Đến hết tháng 12/2022, số tiền mà 67 đơn vị hành chính sự nghiệp và 1.319 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Thanh Hoá nợ đã lên tới 171 tỷ đồng.

Bà Phạm Thị Việt Nga-  Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh

Mặc dù các địa phương đã cùng cơ quan BHXH tỉnh thực hiện rất nhiều giải pháp nhằm giảm số tiền chậm đóng BHXH, nhưng tình trạng chậm đóng kéo dài vẫn diễn ra; thậm chí có những doanh nghiệp đã thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều lần nhưng không thu hồi được với số nợ lên tới hàng chục tỷ đồng.

Thanh Hóa: Tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra phổ biến - Ảnh 6.

Nguồn: Thời sự tối 10/04/2023