Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chủ lực

Suy thoái kinh tế toàn cầu cùng những khó khăn từ nội tại đã tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong khó khăn, thách thức, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì và thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Từ cuối năm 2022 đến nay, các đơn vị sản xuất xi măng trên địa bàn Thanh Hóa liên tục đối mặt với khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao, kéo theo chi phí sản xuất tăng, thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, lượng tiêu thụ sụt giảm. Để đảm bảo duy trì ổn định sản xuất, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành phải linh hoạt các phương án sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa những tác động bất lợi từ thị trường đến sản xuất. Nhờ đó, dù không đạt như kỳ vọng, nhưng 5 tháng đầu năm nay, sản lượng sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của các đơn vị xi măng khá ổn định.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm  công nghiệp chủ lực - Ảnh 2.

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH Long Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH Long Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Công ty thời gian qua nỗ lực đưa ra các giải pháp đẩy mạnh ctac tiêu thụ, với nội địa mở rộng đại lý cấp 2,3 đưa sản phẩm phát triển; với xuất khẩu tìm đối tác, mở rộng sang các thị trường Châu Mỹ, Châu Phi để phát triển thị trường tiêu thụ, 5 tháng 1 số chỉ số tương đối ổn định. Ngoài đẩy mạnh maketting, phát triển nội địa, năm nay đẩy mạnh xuất khẩu, tình hình xuất khẩu tốt hơn cùng kỳ năm ngoái."              

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm  công nghiệp chủ lực - Ảnh 3.

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa, tháng 5/2023, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục duy trì sự ổn định, Có 18/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ, nhất là các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn  như lọc hóa dầu, điện sản xuất, điện thương phẩm. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,41% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng loạt các giải pháp cơ cấu lại sản xuất, làm mới sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và linh hoạt các phương thức bán hàng, nhằm nâng cao doanh số, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm  công nghiệp chủ lực - Ảnh 4.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm  công nghiệp chủ lực - Ảnh 5.

Ông Đỗ Trường Giang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Thanh Hóa

Ông Đỗ Trường Giang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Thanh Hóa cho biết thêm: "So với cùng kỳ sản xuất tăng khoảng 19%, về máy móc thiết bị, con người chuẩn bị đầy đủ sẵn sàng cho mùa sản xuất. Với tiêu thụ luôn chú trọng phát triển thị trường, hình ảnh thương hiệu , đa dạng sản phẩm đáp ứng tốt nhất yêu cầu tiêu thụ của khách hàng, đặc biệt trong mùa sản xuất cao điểm."

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17% trở lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. Đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao của mỗi đơn vị sản xuất công nghiệp. Ngành Công Thương Thanh Hóa cũng sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng, nhất là nhóm sản phẩm chủ lực, có lợi thế và đóng góp lớn cho tăng trưởng để kịp thời tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn. hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2023.

Nguồn: Bản tin THNM ngày 06/06/2023