Thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược về chuyển đổi số

18:04 - 29/01/2023

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan và có tính bao trùm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, làm tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Thanh Hóa là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành các nghị quyết, chỉ thị về chuyển đổi số, như: Nghị quyết về công tác chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh... Hạ tầng số được quan tâm đầu tư phát triển hiện đại, đồng bộ, thông suốt giữa các cấp ủy, chính quyền và nội bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các điều kiện để triển khai nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Thực hiện trao đổi và xử lý văn bản, hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các cơ quan khối Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cả 3 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh và kết nối liên thông với quốc gia, đã đưa Thanh Hóa trở thành địa phương đầu tiên thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp.

Thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược về chuyển đổi số - Ảnh 2.

Trong năm 2022, Thanh Hóa có 94 xã, phường, thị trấn đang hoàn thành các tiêu chí của mô hình chuyển đổi số cấp xã; trên 22.600 doanh nghiệp đã tiếp cận, tham gia và từng bước ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Nguồn: Chuyên mục Chuyển đổi số ngày 28.1.2023