Trợ giúp pháp lý - Đảm bảo công bằng cho người khuyết tật trước pháp luật

18:30 - 03/12/2022

Ngày 3/12 là ngày Quốc tế người khuyết tật. Thời gian qua, Ðảng, Nhà nước luôn quan tâm đến người khuyết tật bằng nhiều chính sách, trong đó trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách đem lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận và cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng.

Theo Nghị định số 144 năm 2017 của Chính phủ, người khuyết tật có khó khăn về tài chính đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì được trợ giúp pháp lý miễn phí. Với chính sách này, chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành trợ giúp pháp lý 573 vụ việc, trong đó, trực tiếp trợ giúp pháp lý cho 32 người khuyết tật bằng hiều hình thức đa dạng như: tư vấn pháp luật, cử luật sư cộng tác viên và trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước các cơ quan tố tụng. Ngoài ra, hàng nghìn người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã được phổ biến, cung cấp thông tin pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý về cơ sở.

Trợ giúp pháp lý - Đảm bảo công bằng cho người khuyết tật trước pháp luật
 - Ảnh 2.

Tuy nhiên, do những rào cản về dạng tật, ngôn ngữ giao tiếp, vận động, hạn chế về trình độ văn hoá, điều kiện tiếp cận, nhiều người khuyết tật không thể thực hiện các thủ tục pháp lý để yêu cầu trợ giúp khi có những vướng mắc, tranh chấp pháp luật. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người khuyết tật chưa biết đến hoặc chưa được tiếp cận với chính sách trợ giúp pháp lý của nhà nước.  

Trợ giúp pháp lý - Đảm bảo công bằng cho người khuyết tật trước pháp luật
 - Ảnh 3.

Ông Đoàn Văn Dương - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa

Ông Đoàn Văn Dương - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa: "Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về người khuyết tật bằng nhiều hình thức. Tích cực tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, kỹ năng của trợ giúp viên pháp lý về tư vấn ban đầu để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người khuyết tật. Tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý các vụ việc cụ thể mà trọng tâm là tham gia tố tụng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các vụ án liên quan người khuyết tật".

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật, các địa phương, đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền, động viên các tổ chức, cá nhân hảo tâm tích cực chung tay hỗ trợ, chăm lo cho người khuyết tật, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý - Đảm bảo công bằng cho người khuyết tật trước pháp luật
 - Ảnh 4.

Nguồn: Thời sự 18h30 ngày 3/12/2022