Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở

08:30 - 13/05/2023

Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở bao gồm nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí… Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, tạo nên những tác động tích cực đối với mọi mặt của đời sống xã hội.

Hiện nay, ở cấp tỉnh, Thanh Hóa có 08 thiết chế phục vụ cộng đồng; 1 thiết chế văn hóa phục vụ công nhân, viên chức, người lao động; 20/27 huyện, thị xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, 2/27 đơn vị cấp huyện xây dựng thiết chế Nhà Văn hóa Thiếu nhi; 514/559 xã, thị trấn quy hoạch được quỹ đất xây dựng Trung tâm văn hóa- thể thao; 4.150/4.357 thôn, bản, tổ dân phố có Nhà Văn hoá - Khu Thể thao.

Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở - Ảnh 2.

Những năm qua, thiết chế văn hóa cơ sở các cấp trong toàn tỉnh đã đáp ứng nhu cầu học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân; giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; là công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị; góp phần nâng cao đời sống tinh thần và hiểu biết pháp luật của nhân dân; phát triển xã hội một cách bền vững.

Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa

Cuối năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030", đề ra các mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện thành công đề án. 

Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở - Ảnh 4.

Đây chính là tiền đề và động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các cấp tiếp tục nỗ lực xây dựng, giữ gìn, phát huy vai trò hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, qua đó góp phần thúc đẩy tỉnh Thanh Hóa phát triển toàn diện về mọi mặt.

Nguồn: Bản tin THNM ngày 13/5