Xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương

21:24 - 09/03/2024

Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa có 62 văn bằng bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề và 42 sản phẩm nông, lâm, thủy sản khác được chứng nhận nhãn hiệu.

Các sản phẩm tiêu biểu như mắm Do Xuyên - Ba Làng của thị xã Nghi Sơn; chè lam Phủ Quảng của huyện Vĩnh Lộc; mắm tép Hà Yên của huyện Hà Trung; tương làng Ái, huyện Yên Định; bánh lá răng bừa Xuân Lập và bánh gai Tứ Trụ, huyện Thọ Xuân; tơ Hồng Đô, huyện Thiệu Hóa; kẹo nhãn Lang Chánh; vịt Cổ Lũng, huyện Bá Thước; cam Xuân Hòa, huyện Như Xuân…

Xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương- Ảnh 1.

Qua việc xây dựng thương hiệu, người dân được nâng cao kiến thức về quy trình sản xuất, bảo quản, tiếp thị sản phẩm; quản lý bán hàng, tiến hành các công việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý để tránh bị xâm phạm... Đây cũng là cơ sở để bảo vệ và phát triển sản phẩm riêng, đặc trưng từng vùng miền và quảng bá, thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, hiện các sản phẩm văn bằng bảo hộ, được chứng nhận nhãn hiệu hiện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Vì vậy, ngoài những chính sách chung của tỉnh, các địa phương cũng có những cơ chế riêng nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản địa phương để sản phẩm khẳng định được vị thế trên thị trường.

Nguồn: Bản tin Nông nghiệp nông thôn ngày 9/3/2024