Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định

20:31 - 14/08/2023

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang xuất hiện ngày càng nhiều đơn vị đăng ký xe hợp đồng để trá hình hoạt động vận tải khách tuyến cố định, công khai lập “bến cóc” để đón trả khách ngay tại văn phòng, không chỉ phá vỡ quy hoạch vận tải, gây thất thoát thuế của nhà nước, mà còn tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh vận tải, thậm chí “bức tử” không ít các xe khách tuyến cố định.

Chỉ còn không đầy 10 phút nữa là đến giờ xuất bến, nhưng xe khách tuyến Thanh Hóa - Hà Nội này chỉ có 2 khách trên xe. 

Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định - Ảnh 2.

Theo nhà xe này cho biết, thời điểm gần đến giờ xe chạy chỉ có 2 đến 5 khách trên xe là bình thường, thậm chí có chuyến không có khách vẫn phải chạy vì đã có lệnh xuất bến nên không thể không đi.

Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định - Ảnh 3.

Anh Trương Thanh Thiên, Lái xe tuyến cố định Sơn Tây - Hà Nội

Anh Trương Thanh Thiên, lái xe tuyến cố định Sơn Tây- Hà Nội cho biết: "Từ khi xe Limousine ra đời lượng khách giảm đáng kể. Bình thường thứ 7, chủ nhật, tôi xếp đủ gường, đủ ghế nhưng hiện nay tình trạng không có khách, chủ yếu khách quen nhà xe và khách đi lâu năm".

Bến xe phía Bắc trước đây có tới 120 xe khách chạy 18 tuyến cố định liên tỉnh và 2 tuyến nội tỉnh hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay lượng xe đăng ký vào bến đã giảm gần 60% so với trước.

Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định - Ảnh 4.

"Bảng điều hành lốt xe" trước đây luôn kín xe đăng ký. Nhưng hiện nay có những tuyến chỉ còn 4 - 5 xe đăng ký hoạt động. 

Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định - Ảnh 5.

Riêng tuyến Thanh Hóa - Hà Nội chỉ còn 3 xe đăng ký thực hiện quy trình ra vào bến.

Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định - Ảnh 6.

Ông Lê Đức Nga, Trưởng Bến xe phía Bắc, thành phố Thanh Hóa

Ông Lê Đức Nga, Trưởng Bến xe phía Bắc, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Các xe Limousine và xe dù bến cóc đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh vận tải bến. Mặc dù bến sau khi bến chuyển ra vị trí mới. Về chất lượng bến đạt tiêu chuẩn bến loại 2, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khang tranh, lịch sự, văn minh nhưng sau khi chuyển ra đây lượng đầu xe giảm đến 60% đến 70%, lượng khách còn giảm hơn nữa. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến doanh thu và hoạt động của bến".

Lượng phương tiện và hành khách vào Bến hoạt động hạn chế, khiến Ban quản lý Bến xe thất thu phí, đồng thời làm cho nhiều nhà xe vận tải khách tuyến cố định lao đao. Một số nhà xe sau thời gian dài hoạt động cầm chừng đang có phương án chuyển hình thức kinh doanh.

Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định - Ảnh 7.

Anh Vũ Văn Quân, Lái xe tuyến cố định Thanh Hóa - Móng Cái

Anh Vũ Văn Quân, Lái xe tuyến cố định Thanh Hóa - Móng Cái cho biết: "Limousine nó không phải đóng bến bãi, phơ lệnh bến, như chúng tôi phải phơ lệnh bến, khách khứa không có, chi phí nhiều lắm, khả năng lượng khách này chúng tôi phải thay xe limousine để chạy chứ không trụ được xe giường nằm nữa rồi".

Cũng theo các đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định, khi hành khách mua vé xe tuyến cố định sẽ được nhà xe phát vé điền đầy đủ thông tin như: số ghế ngồi, giá vé, hành trình chạy xe… Điều này không chỉ tuân thủ qui định của pháp luật trong kinh doanh của nhà xe, mà còn để bảo vệ quyền lợi của khách hàng nếu không may gặp tai nạn rủi ro. Bởi trong mỗi vé phát ra nhà xe phải trích nộp 10% thuế giá trị gia tăng cùng bảo hiểm cho khách hàng. Trong khi đó, hành khách đi xe Limousine cũng phải thanh toán trực tiếp cho nhà xe nhưng lại không được phát vé. Trường hợp nếu hành khách có hỏi sẽ được nhà xe phát phiếu thu kèm lời dặn tự điền thông tin.

Xe hợp đồng trá hình “bóp nghẹt” xe khách tuyến cố định - Ảnh 8.

Rõ ràng, đây chính là chiêu thức lách luật của đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định.

Nguồn: Thời sự tối 14/08/2023