Xét lại lịch sử - chiêu bài của thế lực phản động

22:07 - 19/09/2019

(TTV) - Nói đến lịch sử là nói đến những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong quá khứ, phản ánh khách quan đời sống kinh tế - xã hội – tinh thần của một đất nước. Xem xét những dữ kiện lịch sử còn cho thấy đặc trưng về văn hóa, con người của quốc gia đó. Thế nhưng, núp dưới cái bóng của phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước đã cổ súy cho xu hướng xét lại lịch sử, thực chất là xuyên tạc, cố tình làm sai lệch ý nghĩa, vai trò của sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, coi đây là lá bài hữu hiệu để làm lung lay niềm tin của người dân, từ đó hiện thực hóa mưu đồ chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Chiến thắng ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, là biểu tượng về sự đoàn kết, anh dũng chiến đấu để giữ gìn độc lập, thống nhất đất nước khi một dân tộc nhỏ bé đã đánh bại đế quốc Mỹ - cường quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Tờ New York Times khi ấy đã nhận định rằng: chiến thắng này là “Ngày Lịch sử của thế giới”.

Thủ đoạn của các đối tượng này là đưa ra kết luận dựa trên những tài liệu khó hoặc không thể kiểm chứng tính xác thực, biện dẫn lời kể của những nhân vật vốn dĩ chưa được chứng minh vai trò trong tiến trình lịch sử.
Thủ đoạn của các đối tượng này là đưa ra kết luận dựa trên những tài liệu khó hoặc không thể kiểm chứng tính xác thực, biện dẫn lời kể của những nhân vật vốn dĩ chưa được chứng minh vai trò trong tiến trình lịch sử.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, một vài cá nhân đã lớn tiếng đăng tải các bài viết đòi “xét lại lịch sử”, “đánh giá lại một cách khách quan” sự kiện này trên mạng xã hội với luận điệu lạc lõng, xuyên tạc, phủ nhận hoàn toàn sự hi sinh của hàng triệu anh hùng liệt sĩ. Thậm chí, còn cho rằng việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là “bước lùi lịch sử”. Thủ đoạn của các đối tượng này là đưa ra kết luận dựa trên những tài liệu khó hoặc không thể kiểm chứng tính xác thực, biện dẫn lời kể của những nhân vật vốn dĩ chưa được chứng minh vai trò trong tiến trình lịch sử. Với các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử chân chính, hành vi này chính là mạo danh khoa học.

PGS. TS Mai Văn Tùng - Trưởng khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức: Tôi cho rằng những người nhân danh khoa học để xét lại lịch sử một cách phiến diện, xuyên tạc thực chất là những người không nghiên cứu lịch sử một cách thấu đáo và không có lòng yêu nước. Những người nghiên cứu như chúng tôi xem xét bất kỳ một sự kiện lịch sử nào cũng dưới góc độ khoa học biện chứng, bằng những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy, bằng những hiện vật còn sót lại như văn tự cổ, đền đài  với đủ các góc độ về văn hóa, về đặc trưng con người
PGS. TS Mai Văn Tùng - Trưởng khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức: Tôi cho rằng những người nhân danh khoa học để xét lại lịch sử một cách phiến diện, xuyên tạc thực chất là những người không nghiên cứu lịch sử một cách thấu đáo và không có lòng yêu nước. Những người nghiên cứu như chúng tôi xem xét bất kỳ một sự kiện lịch sử nào cũng dưới góc độ khoa học biện chứng, bằng những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy, bằng những hiện vật còn sót lại như văn tự cổ, đền đài với đủ các góc độ về văn hóa, về đặc trưng con người

Chiêu bài đòi “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” đã được thế lực phản động, cơ hội chính trị áp dụng ở hầu hết các sự kiện quan trọng như: Cách mạng tháng 8, cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ hay cuộc chiến biên giới Việt Trung 1979… với mục đích cuối cùng là làm lung lay niềm tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là với thế hệ trẻ, từ đó lôi kéo, xúi giục, cổ súy cho tư tưởng đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - Trưởng bộ môn Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN, trường Đại học Hồng Đức: Ở Việt Nam hiện nay không có cơ sở xã hội cho sự tồn tại của chế độ đa đảng. Hệ thống chính trị ở Việt Nam vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Vấn đề hiện nay không phải là một Đảng hay nhiều đảng, bởi lịch sử và thực tế đã chứng minh không phải một Đảng là độc quyền, còn nhiều Đảng là dân chủ. Điều quan trọng nhất chính là Đảng thể hiện tầm lãnh đạo của mình như thế nào, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, con người lên trên hết để đưa đất nước phát triển.

Lịch sử Việt Nam là những trang bi hùng của quá trình dựng nước và giữ nước. Bối cảnh đó đã khiến nhiều tư liệu lịch sử bị hủy hoại, không phải giai đoạn lịch sử nào cũng được ghi chép đầy đủ và phong phú. Với sự phát triển của khoa học, nhu cầu tìm hiểu kỹ càng về quá khứ là nhu cầu chính đáng, nhưng lợi dụng khoa học để xuyên tạc và làm sai lệch lịch sử là hành vi đáng lên án  mà chỉ những đối tượng không có tâm thế trong sáng, không vì sự phát triển chung của đất nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc mới có thể thực hiện. Và những luận điệu này, chắc chắn, sẽ là tiếng nói lạc lõng trong khí thế hừng hực đi lên, phát triển của Việt Nam thời kỳ hiện đại.

Theo Bản tin Thời sự tối/TTV