Xoá bỏ bạo lực gia đình – Xây dựng xã hội hạnh phúc

09:23 - 28/06/2022

(TTV)- Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình có bình an thì xã hội mới hạnh phúc. Thế nhưng, hiện nay, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giả với nhiều vụ việc có mức độ gây hại nghiêm trọng. Đẩy lùi bạo lực gia đình, xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới là vấn đề cần được cả xã hội quan tâm.

10 năm đi lấy chồng là gần như ngần ấy năm người phụ nữ này phải chịu bạo lực từ chính người chồng của mình. Có khi là bạo lực bằng lời nói, cũng có khi là bạo lực bằng hành động… Nghĩ vì con, người phụ nữ này từng ngày cố gắng, lại cố gắng nhẫn nhịn.

Nhưng ngay cả khi con gái lớn học lớp 4, ngay cả khi chọn chịu đựng, thì chồng của chị vẫn không dừng  bạo hành vợ bằng đủ nhiều cách thậm chí là cả ngoại tình. Chị là một trong những nạn nhân bị bạo lực gia đình đang đượcTrung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Thanh Hóa, hay còn gọi là Ngôi nhà Ánh Dương trợ giúp. 

Người bị bạo lực gia đình:  "Chồng tôi ngoại tình từ tháng 10 năm ngoái, về đánh đập tôi. Trong thời gian dài tâm lý của tôi không ổn định. Các con thì lo sợ vì bị bố đánh. Nhút nhát hơn. Qua các trang mạng tôi biết đến ngôi nhà Ánh Dương. Tôi đến đây để xin trợ giúp pháp lý, tôi quyết định ly hôn vì không thể tiếp tục chịu đựng được nữa "
Người bị bạo lực gia đình: "Chồng tôi ngoại tình từ tháng 10 năm ngoái, về đánh đập tôi. Trong thời gian dài tâm lý của tôi không ổn định. Các con thì lo sợ vì bị bố đánh, nhút nhát hơn. Qua các trang mạng tôi biết đến ngôi nhà Ánh Dương. Tôi đến đây để xin trợ giúp pháp lý, tôi quyết định ly hôn vì không thể tiếp tục chịu đựng được nữa"

Theo Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Thanh Hóa,  từ đầu năm 2022 đến nay, trung tâm đã ghi nhận hơn 60 ca bị bạo lực gia đình, cần được can thiệp, hỗ trợ tạm lánh an toàn. Cũng trong 6 tháng đầu năm, Tổng đài 18001744 của Trung tâm đã tiếp nhận gần 750 cuộc gọi liên quan đến vấn đề bạo lực trên cơ sở giới. Hầu hết các cuộc gọi đến từ phụ nữ và trẻ em.

Bạo lực là một trong những tác nhân chính làm tan vỡ hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Bình quân, cứ 2,7 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. Trong đó trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi bạo lực gia đình. Theo nghiên cứu về bạo lực gia đình của Viện Nghiên cứu gia đình và Giới, bạo lực gia đình ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91%; gây tổn hại đến sức khoẻ, thể chất chiếm 87,5%; gây tổn thương về tâm lý, tinh thần, chiếm tới 89,4%. 

Ông Trương Hải Dương- Giám đốc Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Thanh Hóa:  "Số các vụ bạo lực ở Thanh Hoá rất lớn. Đa dạng các loại bạo lực như bạo lực lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực thể xác… Trung tâm đã hỗ trợ cho những người bị bạo lực này đó là nơi tạm lánh nạn; chu cấp cho người lánh nạn; trung tâm tham vấn đề mặt tâm lý và hỗ trợ kết nối với đơn vị pháp lý cho người lánh nạn "
Ông Trương Hải Dương- Giám đốc Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Thanh Hóa: "Số các vụ bạo lực ở Thanh Hoá rất lớn. Đa dạng các loại bạo lực như bạo lực lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực thể xác… Trung tâm đã hỗ trợ cho những người bị bạo lực này đó là nơi tạm lánh nạn; chu cấp cho người lánh nạn; trung tâm tham vấn đề mặt tâm lý và hỗ trợ kết nối với đơn vị pháp lý cho người lánh nạn"

Trong ngày Gia đình Việt Nam năm nay, 28/2, các địa phương sẽ tập trung vào chủ đề “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” gắn với Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (15/5 - 30/6), bằng cách đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng xã hội nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và phát triển bền vững. Bởi chỉ khi giải quyết được vấn đề bạo lực trong gia đình, thì mới có cơ sở để xây dựng một xã hội hạnh phúc.

Theo Hương Quỳnh – Văn Lộc/THNM 28/6/2022