Xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm - Trách nhiệm của chính quyền địa phương

09:42 - 14/09/2023

Mặc dù cấp ủy, chính quyền các địa phương, lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân dọn dẹp giải toả nhưng tình trạng họp chợ cóc, chợ tạm vẫn tái diễn. Xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm, trước hết là trách nhiệm của chính quyền địa phương, do vậy về lâu dài, chính quyền các địa phương cần có những giải pháp căn cơ, đồng bộ và quyết liệt hơn để giải quyết tình trạng này.

Chợ tự phát này được người dân đặt cho cái tên và chợ Các Cố nằm trên phố Phan Bội Châu, thuộc 3 phường Tân Sơn, Ngọc Trạo và Ba Đình. Chợ tự phát tồn tại đã một thời gian dài, gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm - Trách nhiệm của chính quyền địa phương - Ảnh 2.

Hay như tại phố Lò Chum thuộc phường Trường Thi, cũng xuất hiện một chợ cóc họp ngay trên đường giao thông. Vào giờ cao điểm, người mua kẻ bán dựng xe tràn làn trên lòng, lề đường gây cản trở giao thông và mất vệ sinh môi trường khi tan chợ. Khu vực chợ Cống Tân An đã nhiều lần giải toả nhưng đến nay nhiều hộ dân vẫn bày bán hàng hoá ngay trên vỉa hè, lề đường. Hay như tại chợ Mới thuộc phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn, mặc dù đã có chợ được quy hoạch nhưng người dân vẫn tuỳ tiện họp chợ, bán hàng ngay trên đường giao thông.

Xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm - Trách nhiệm của chính quyền địa phương - Ảnh 3.

Có thể thấy, chợ tạm, chợ cóc tự phát chủ yếu nằm ở những vị trí giao thông có lưu lượng lớn người và phương tiện giao thông qua lại. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông, mà còn mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến những hộ dân khu vực xung quanh. Dù chính quyền các địa phương đã tổ chức nhiều đợt ra quân dẹp bỏ, nhưng hiệu quả không cao và chợ có, chợ tạm vẫn tái diễn.

Xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm - Trách nhiệm của chính quyền địa phương - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND phường Trường Thi, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND phường Trường Thi, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Việc để chợ cóc tồn tại một thời gian dài là trách nhiệm của chính quyền các địa phương, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp trong thời gian tới".

Thực tế cho thấy, việc xử lý chợ tạm, chợ cóc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè  của chính quyền các địa phương và lực lượng chức năng chỉ như "bắt cóc bỏ đĩa", vì chỉ sau một thời gian ngắn ra quân, tình trạng chợ cóc, chợ tạm lại tái diễn. Nguyên nhân là do thói quen mua bán tuỳ tiện của người dân và chính quyền các địa phương chưa quyết liệt, thiếu cương quyết và chưa có giải pháp xử lý triệt để. Vì thế việc xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm vẫn chưa có hồi kết.

Xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm - Trách nhiệm của chính quyền địa phương - Ảnh 5.

Ngày 11/4/2023, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Công văn số 4887 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm tra, xử lý, xóa bỏ các chợ và tụ điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn tỉnh. Trong đó yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch mới để tiếp tục ra quân, cương quyết xóa bỏ dứt điểm các chợ và điểm kinh doanh tự phát; đồng thời, có phương án tổ chức, sắp xếp, hỗ trợ, đưa người kinh doanh, buôn bán tại các chợ, điểm kinh doanh tự phát vào kinh doanh ổn định tại các chợ trong quy hoạch đang hoạt động báo cáo kết quả về Sở Công Thương trước ngày 15/6/2023. 

Xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm - Trách nhiệm của chính quyền địa phương - Ảnh 6.

Thời gian thực hiện theo yêu cầu đã hết nhưng việc các chợ cóc, chợ tạm vẫn hoạt động  cho thấy, chính quyền các địa phương vẫn chưa thể xử lý triệt để  các chợ cóc, chợ tạm.

Nguồn: THNM 14/9/2023