Xứng danh người lính Thành Cổ Quảng Trị

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, Thanh Hóa có hàng ngàn cán bộ chiến sĩ trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu giữ vững thành cổ Quảng Trị. Hòa bình lập lại, những người chiến sĩ thành cổ Quảng Trị, dù ở vị trí nào vẫn tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của người lính cụ Hồ, ra sức cống hiến sức lực, trí lực để góp phần xây dựng quê hương, đất nước và có nhiều hoạt động nghĩa tình để tri ân đồng chí, đồng đội.

Với tâm niệm "đồng đội hi sinh để cho mình sống nên mình phải sống sao cho xứng đáng", Công ty cổ phần Tân Thành Phát do cựu chiến sĩ thành Cổ Lê Viết Minh làm chủ đã tạo điều kiện cho hàng trăm cựu chiến binh, con em cựu chiến binh vào làm việc. Mỗi năm doanh nghiệp của ông dành từ 200-300 triệu dồng để cứu trợ, trao quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị cũng như tại quê nhà.

Xứng danh người lính Thành Cổ Quảng Trị - Ảnh 1.

Doanh nhân, CCB Lê Viết Minh- Chiến sĩ Tiểu đoàn 9 - Trung đoàn 66, Sư đoàn 304

Doanh nhân, Cựu chiến binh Lê Viết Minh - Chiến sĩ Tiểu đoàn 9 - Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, chia sẻ: "Tôi nợ những đồng đội đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị, họ đã ngã xuống để tôi được sống hạnh phúc lấy vợ sinh con. Mỗi năm tôi dành ít nhất 3 lần vào Quảng Trị có năm tới 13 lần để vào tri ân đồng đội, tôi cũng nhắc nhở và cho con mình vào đó để sau này tôi không còn con sẽ tiếp tục tri ân đồng đội tôi."

Trong suốt nhiều năm qua, các cựu chiến sĩ thành Cổ Quảng Trị thuộc Ban liên lạc chiến sĩ thành Cổ Trung đoàn 101, Sư đoàn 325B tại huyện Hà Trung đã cùng nhau đóng góp, dành dụm từng chút từ khoản  phụ cấp thương tật, lặn lội ở khắp các chiến trường xưa để tìm và đưa hài cốt đồng đội về với người thân, đóng góp hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ, con các liệt sĩ.

Xứng danh người lính Thành Cổ Quảng Trị - Ảnh 2.

Anh Lại Thế Khuê - Xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Anh Lại Thế Khuê - Xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Bố tôi hi sinh khi tôi đang còn bé, tôi và mẹ đã vào nhiều lần thắp hương cho bố tại Quảng Trị nhưng vì gia đình khó khăn nên mãi sau này nhờ sự giúp đỡ của đồng đội bố chúng tôi mới đưa được bố về quê hương. Tôi luôn xem những người đồng đội của cha như chính cha mình."

Trong cuộc chiến bảo vệ thành cổ Quảng Tri, các chiến sỹ người Thanh Hóa tham gia vào 6 sư đoàn chủ lực và 8 quân binh chủng. Trong suốt nhiều năm qua, các Ban liên lạc cựu chiến sĩ thành cổ tại Thanh Hóa đã đóng góp xây dựng hàng chục ngôi nhà tình nghĩa, tìm kiếm và đưa hàng trăm liệt sĩ hi sinh về quê hương, tổ chức hàng trăm chuyến hành hương về tri ân đồng đội đang yên nghỉ tại tỉnh Quảng Trị.

Xứng danh người lính Thành Cổ Quảng Trị - Ảnh 3.

Đi qua 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị gian khổ và khốc liệt, những người lính thành cổ luôn tự hào vì đã chiến đấu oanh liệt, góp phần viết nên bảo hùng ca bất tử. Những kí ức đau thương và hào hùng ấy sẽ luôn là động lực, nâng bước những người lính năm xưa tiếp tục có nhiều đóng góp xây dnjg quê hư­ơng đất nước hôm nay.

Nguồn: Thời sự tối 6/12/2022