ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Kế hoạch vũ khí siêu thanh 2020-2021 của Mỹ

Giới chức quân sự Mỹ đang muốn có hàng trăm vũ khí siêu thanh càng sớm càng tốt.

11/05/2020 09:39

Các loại vũ khí siêu thanh

Lầu Năm Góc đang có kế hoạch tăng cường sản xuất vũ khí siêu âm theo một số nguyên mẫu trong thập kỷ qua để tạo ra “hàng trăm vũ khí” trong tương lai gần. Những vũ khí đó sẽ bao gồm các tên lửa được bắn từ xe tải của Lục quân và tàu ngầm của Hải quân với vận tốc trên Mach 10; các tên lửa hành trình nhỏ gọn, giá cả phải chăng hơn, bắn từ máy bay với tốc độ trên Mach 5 mà hiện nay, các đơn vị chiến đấu của Mỹ chưa được trang bị.

Vũ khí siêu thanh kết hợp các đặc tính tốc độ, khả năng cơ động, và quỹ đạo bay phức tạp. Nói một cách nôm na đơn giản có hai loại tên lửa, dựa trên cách chúng bay: một là động cơ “thở-không khí” (air-breathing) bay trong khí quyển, giống như một máy bay phản lực hoặc tên lửa hành trình; loại thứ hai là dùng tên lửa mạnh đẩy lên vũ trụ, giống như một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

ke hoach vu khi sieu thanh 2020-2021 cua my hinh 1
Quỹ đạo bay của tên lửa siêu thanh, đạn đạo và hành trình; Nguồn: breakingdefense.com

Tên lửa siêu thanh có thể được phóng từ hai loại phương tiện mang - nền tảng phóng, là máy bay đang bay cao và nhanh trên không, hoặc một phương tiện di chuyển tương đối chậm trên hoặc dưới bề mặt - ví dụ xe tải của Lục quân, tàu chiến của Hải quân, hoặc tàu ngầm. Kết hợp những điều này có thể có bốn loại vũ khí siêu thanh, tuy nhiên, hiện Lầu Năm Góc đang theo đuổi ba chương trình:

a - dùng tên lửa đẩy phóng từ trên không (Air-launched boost-glide) - đó là chương trình vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (Air-launched Rapid Response Weapon - ARRW) của Không quân. Không quân cũng có một chương trình khác loại này là Vũ khí tấn công thông thường siêu thanh (Hypersonic Conventional Strike Weapon - HCSW), nhưng họ đã hủy để tập trung vào ARRW, được coi là mới và có nhiều hứa hẹn hơn.

b - dùng tên lửa đẩy phóng từ bề mặt (Surface-launched boost-glide) - đó là chương trình Vũ khí Siêu thanh Tầm xa (Long Range Hypersonic Weapon - LRHW) của Lục quân và chương trình Đột kích Nhanh Thông thường của Hải quân (Conventional Prompt Strike - CPS). Cả hai hệ vũ khí này dùng chung một loại tên lửa đẩy - do Hải quân chế tạo, và đầu đạn lượn siêu thanh thường - do Lục quân chế tạo; Lục quân phóng từ một phương tiện giao thông mặt đất còn Hải quân, phóng từ tàu ngầm.

c - “thở-không khí” phóng từ trên không (Air-launched air-breathing) - là trường phái vũ khí siêu thanh thở-khí (Hypersonic Air-Breath Weapon Concept - HAWC) và Vũ khí thở khí Tấn công Siêu thanh (Hypersonic Strike Weapon-air Breath - HSW-ab). Đây là những công nghệ tiên tiến và thách thức nhất, cả hai chương trình này hiện đang được cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ DARPA điều hành, rủi ro cao, lợi nhuận cao, sẽ được bàn giao cho Không quân khi hoàn thành.

d - “thở-không khí” phóng từ bề mặt (Surface-launched air-breathing) - loại này không được đầu tư phát triển, tuy nhiên, có thể bắt gặp trong thực tế.

Nội dung và kinh phí

Lầu Năm Góc đang yêu cầu Quốc hội chi 2.865 tỷ USD cho vũ khí siêu thanh năm 2021, tăng gần 14% so với tổng số 2.508 tỷ USD năm 2020. Kinh phí cho vũ khí siêu thanh của Lục quân và Hải quân sẽ tăng gần gấp đôi - tăng 95% trong năm 2021. Điều đó bù đắp cho việc giảm 40% chi tiêu của các cơ quan nghiên cứu quốc phòng độc lập như DARPA, công ty đang chuyển giao nhiều công việc cho các dịch vụ khi các chương trình chuyển từ nghiên cứu cơ bản sang chế tạo mẫu và cắt giảm 35% cho Không quân, đã hủy bỏ một của hai chương trình siêu thanh chính.

ke hoach vu khi sieu thanh 2020-2021 cua my hinh 2
Kinh phí phân bổ cho các chương trình năm 2020-2021; Nguồn: breakingdefense.com

Dữ liệu cho biết kinh phí năm 2020 và 2021 yêu cầu cho Lục quân, Hải quân, Không quân và quốc phòng, cả về khoa học, công nghệ, thử nghiệm và đánh giá (science, technology, test and evaluation - STTE) cũng như cho từng chương trình đơn lẻ phát triển tên lửa siêu thanh. Trong khi đó, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa và Cơ quan Phát triển Không gian đang nghiên cứu một cảm biến bố trí trên không gian để phát hiện tên lửa siêu thanh và tên lửa hành trình của đối phương theo chương trình Nguyên mẫu cảm biến không gian theo dõi siêu thanh và đạn đạo (Hypersonic & Ballistic Tracking Space Sensor - HBTSS).

Hải quân ngốn khoản kinh phí lớn trong năm 2021, với phần lớn được dành cho Đột kích Nhanh thông thường - CPS; một loại vũ khí dùng động cơ đẩy phóng từ tàu ngầm sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2025. Tổng ngân sách siêu thanh của nó năm 2020 là 526 triệu, nhưng được yêu cầu tăng vọt lên hơn 1 tỷ USD trong năm 2021. Các đầu mối Bộ Quốc phòng đã chi 31 triệu USD trong năm 2020 để hoàn thành phần CPS của họ, toàn bộ ngân sách chương trình năm 2021 sẽ nằm trong ngân sách của Hải quân.

Ngân sách Không quân năm 2020 bao gồm 848 triệu USD, nhưng yêu cầu trong năm 2021 giảm xuống còn 554 triệu USD do việc hủy HCSW. Vũ khí phản ứng nhanh được phóng từ trên không ARRW được đầu tư ở mức 286 triệu vào năm 2020 và trong năm 2021 dự kiến sẽ là 382 triệu USD. Đối với Lục quân, kinh phí năm 2020 ở mức 441 triệu, và yêu cầu năm 2021 là 859 triệu USD.

ke hoach vu khi sieu thanh 2020-2021 cua my hinh 3
Kinh phí phân bổ theo các đầu mối năm 2020-2021; Nguồn: breakingdefense.com

Sự gia tăng đó được giải thích do ngân sách dành cho phiên bản trên mặt đất của vũ khí dùng động cơ đẩy thông thường của Lục quân-Hải quân, Vũ khí Siêu thanh Tầm xa (LRHW), từ 409 triệu USD năm 2020 lên 801 triệu USD trong năm 2021. Danh mục LRHW bao gồm một số nội dung bị hủy Tên lửa di động tầm trung (Mobile Intermediate Range Missile). Bộ Quốc phòng không bao giờ tiết lộ công khai MIRM sẽ như thế nào, hoặc thậm chí chỉ sẽ là tên lửa siêu thanh hay tên lửa đạn đạo thông thường, và chương trình đó dường như đã chết yểu.

Các dữ liệu cũng cho thấy Lục quân chi 19 triệu USD cho chương trình tên lửa siêu thanh phóng từ mặt đất thuộc hỏa lực chiến thuật (Operational Fires ground-launched hypersonic missile program) trong năm 2020 và yêu cầu thêm 28 triệu USD vào năm 2021. OpFires là một chương trình chung, liên kết với DARPA. Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng trị giá 31,9 triệu USD từ DARPA vào tháng 1 để bắt đầu giai đoạn 3 chương trình tích hợp hệ thống vũ khí (Weapon System Integration)./.

CTV Lê Ngoc/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Cẩm Thủy tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

Huyện Cẩm Thủy tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

23:02 , 14/03/2024

Sáng ngày 14/3, Hội đồng nghĩa vụ Quân sự huyện Cẩm Thủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển quân năm 2024, triển khai kế hoạch tuyển quân năm 2025.

Ký giao ước thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024

Ký giao ước thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024

20:02 , 14/03/2024

Sáng ngày 14/3, tại Công an tỉnh Thanh Hoá, Cụm thi đua số 6 (Bộ Công an) gồm Công an 5 tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã ký giao ước thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá; đại diện lãnh đạo Bộ Công an.

Chỉ thị về tăng cường, củng cố xây dựng thế trận an ninh Nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chỉ thị về tăng cường, củng cố xây dựng thế trận an ninh Nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

18:46 , 14/03/2024

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 04/ CT-UBND về tăng cường, củng cố xây dựng thế trận an ninh Nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn tỉnh. Nội dung Chỉ thị như sau:

Công bố quyết định kiểm tra công tác quân sự, quốc phòng tại một số địa phương, đơn vị

Công bố quyết định kiểm tra công tác quân sự, quốc phòng tại một số địa phương, đơn vị

21:09 , 12/03/2024

Ngày 12/3, đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ do Đại tá Lê Văn Diện, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sư tỉnh làm trưởng đoàn đã công bố Quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ thị xã Bỉm Sơn, Ban Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Lộc và Đảng uỷ, tập thể lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt Báo chí đầu xuân Giáp Thìn 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt Báo chí đầu xuân Giáp Thìn 2024

19:49 , 11/03/2024

Chiều 11/3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024. Đại tá Lê Văn Diện, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì gặp mặt.

Vĩnh Lộc tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

Vĩnh Lộc tổng kết công tác tuyển quân năm 2024

23:13 , 08/03/2024

Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức tổng kết công tác tuyển quân năm 2024.

Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh

20:09 , 07/03/2024

Sáng ngày 7/3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị phối hợp thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo. Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự hội nghị.

Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn biên giới

Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn biên giới

20:10 , 03/03/2024

Xác định công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại Biên phòng, đối ngoại nhân dân, những năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hoá đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn biên giới hiểu rõ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại. Qua đó huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Bộ đội biên phòng Thanh Hóa vững vàng trên mọi trận tuyến

Bộ đội biên phòng Thanh Hóa vững vàng trên mọi trận tuyến

19:50 , 03/03/2024

Phát huy truyền thống 65 năm xây dựng và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng Việt Nam, những năm qua, lực lượng bộ đội biên phòng Thanh Hóa luôn đoàn kết, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên 2 tuyến biên giới.

Giữ vững bình yên nơi biên cương Tổ quốc

Giữ vững bình yên nơi biên cương Tổ quốc

18:00 , 03/03/2024

Được giao quản lý, bảo vệ hơn 6 km đường biên giới và 3 mốc Quốc giới tiếp giáp với huyện Sầm Tớ, Tỉnh hủa Phăn, Lào, những năm qua, cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Yên Khương, đứng chân trên địa bàn huyện Lang Chánh đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững bình yên nơi biên cương của Tổ quốc.