Smartphone có thể "thông minh" hơn như thế nào?
Thông qua hàng loạt giải pháp khác nhau, các ông lớn sẽ tiếp tục làm cho những chiếc điện thoại trở nên "thông minh" hơn trong năm 2022.
Máy học và trí tuệ nhân tạo
Cho dù điện thoại của bạn chạy hệ điều hành Android hay iOS, nó cũng cần đến công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện tính năng và trải nghiệm của người dùng. Ví dụ điển hình là chế độ chụp ảnh ban đêm của những chiếc smartphone.
![]() |
Về cơ bản, khi chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng, chế độ này sẽ giúp cho ảnh chụp sáng hơn. Điện thoại sẽ chụp nhiều bức ảnh với các cấp độ phơi sáng khác nhau, sau đó tự động ghép lại thành một bức ảnh duy nhất, từ đó giúp tăng độ sáng, chi tiết và giảm nhiễu. Sau quá trình xử lý đó, AI sẽ tự động cân bằng lại màu sắc. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong tích tắc và sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu máy học hay trí tuệ nhân tạo.
Năm 2022, máy học và trí tuệ nhân tạo còn có thể được sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Charmaine D'SIlva, Giám đốc sản phẩm nhóm Android, nói rằng máy học sẽ trở thành cốt lõi của nền tảng này trong tương lai. Theo đó, Private Compute Core trong Android 12 sẽ giúp Google sử dụng máy học để đổi mới, trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn về bảo mật và quyền riêng tư.
"Private Compute Core sẽ giúp chúng tôi cung cấp năng lượng cho các tính năng như trả lời thông minh, phụ đề trực tiếp trong khi thông tin vẫn được lưu trữ trên thiết bị của bạn ở chế độ riêng tư", D'SIlva nói.
Máy học cũng sẽ khiến cho điện thoại trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách giúp chúng thông minh hơn. Những chiếc điện thoại giá rẻ không được trang bị bộ xử lý mạnh và chỉ có dung lượng RAM giới hạn. Máy học sẽ cho phép chúng có quyền truy cập vào nhiều tính năng tiên tiến mà trước đây chỉ có ở các thiết bị cao cấp.
Hiện tại, Google đang sử dụng máy học để cung cấp cho điện thoại chạy Android Go (thường có giá dưới 50 USD), có khả năng tương tự một số thiết bị chạy phiên bản Android 12 thông thường.
"Camera trên phiên bản Android Go đã hỗ trợ chụp ảnh HDR và các thiết bị cũng có thể dịch một cách nhanh chóng. Đây là kết quả của việc tối ưu hóa các thư viện bằng máy học để thiết bị có thể hoạt động với tài nguyên rất hạn chế. Đây sẽ là xu hướng trong tương lai, giúp cho điện thoại chạy Android Go trở nên thông minh hơn", Nosh Minwalla, Giám đốc kỹ thuật phần mềm Android cho biết.
Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ cải thiện tình trạng pin trên những chiếc điện thoại. Thay vì dựa vào thói quen sạc của người dùng hay một viên pin lớn, AI sẽ được ứng dụng để tối ưu hóa thời lượng sử dụng pin.
"Với các cảm biến và dữ liệu về hành vi của người dùng, các nhà sản xuất smartphone có thể hiểu rõ hơn về người dùng và cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh thông minh hơn. Thuật toán AI cho phép hệ thống sạc có thể điều chỉnh các chế độ phù hợp nhất dựa theo thói quen của người dùng, từ đó giúp gia tăng tuổi thọ pin", Oliver Zhang, người đứng đầu bộ phận sản phẩm của OnePlus, chia sẻ.
Mở rộng khả năng tiếp cận
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn một tỷ người trên toàn cầu bị khuyết tật, chiếm khoảng 15% dân số thế giới. Hiện tại, cả Apple và Google đều đưa ra những cam kết nhằm làm cho hệ điều hành của họ trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người, cho dù họ bị khuyết tật.
"Trong hai năm qua, chúng tôi đã tập trung phát triển nhiều tính năng như tạo phụ đề trực tiếp dành cho người khiếm thính bằng AI, cải thiện Talkback (trình đọc màn hình của Android) cho phép người khiếm thị có thể điều hướng điện thoại", Angana Ghosh, trưởng nhóm sản phẩm về Trợ năng Android cho biết.
Chưa dừng lại ở đó, điện thoại sẽ có thể dịch và tự động dự đoán ngôn ngữ chính xác hơn. Điện thoại và phần mềm sẽ được thiết kế để đồng bộ hơn, từ đó có thể đại diện cho một nhóm người dùng với đa dạng ngôn ngữ hơn.
Tập trung vào các tính năng chuyên dụng
Trong những năm gần đây, các nhà hãng đã tập trung vào xu hướng sản xuất smartphone cho một số nhóm người dùng cụ thể.
Sony đã liên tục nâng cấp dòng Xperia của hãng để khiến chúng có thể thu hút các nhiếp ảnh gia, nhà làm phim và những người sáng tạo nội dung bằng phần cứng và phần mềm cao cấp chuyên về chụp ảnh, quay video.
Microsoft cũng phát hành một chiếc điện thoại hai màn hình, cho phép người dùng có nhiều không gian trải nghiệm hơn. Trong khi đó, hàng loạt ông lớn khác như Samsung, Motorola, Huawei tiếp tục đạt được những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực smartphone màn hình gập.
Hiện tại, chưa có lĩnh vực nào thực sự nổi bật và gây được tiếng vang lớn trên thị trường di động. Tuy nhiên, tất cả đều cho thấy các nhà sản xuất đang tìm cách để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của người dùng, thay vì cố gắng tạo ra một thiết bị cho tất cả mọi người.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.