ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cơ hội tăng trưởng của Trung Quốc khi thế giới đi xuống

Khi toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái, Trung Quốc có thể là một trong số ít các nước sẽ phát triển cả về kinh tế và chính trị.

06/06/2020 20:59

Các nhà phân tích cho rằng, mối quan hệ Mỹ - Trung đang ở một bước ngoặt quan trọng, và những dự báo về tương lai toàn cầu đã xuất hiện vài ngày sau khi Trung Quốc kết thúc kỳ họp quốc hội thường niên hôm 28/5. Ngoài việc thông qua dự luật an ninh mới cho khu tự trị Hồng Kông, vốn đang bị Mỹ phản ứng mạnh mẽ và đe dọa trả đũa, kỳ họp lần này của Trung Quốc còn gửi một thông điệp lớn đến người dân nước này rằng họ đã vượt qua đại dịch và việc kinh doanh đang nhanh chóng trở lại bình thường.

Bỏ qua vấn đề địa chính trị, một số nhà phân tích đồng ý với thực tế rằng trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc dường như là một trong số ít các quốc gia sẽ phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị.

“Tốc độ thay đổi nhanh chóng hiện tại và diễn biến mối quan hệ Mỹ - Trung là điều mà các doanh nghiệp cần nắm bắt một cách nghiêm túc”, Tom Rafferty, Giám đốc khu vực châu Á của Economist Intelligence Unit (EIU) bình luận.

Ông cũng cho biết thêm cuộc chiến thương mại đã chuyển sang cuộc chiến công nghệ và giờ là xung đột tài chính, khi Mỹ muốn trừng phạt các thực thể tài chính Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng về mối quan hệ thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và Hồng Kông. Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng về mối quan hệ thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và Hồng Kông. Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters.

Đầu tư vẫn chảy vào Trung Quốc

Là nơi đầu tiên xuất hiện Covid-19 vào cuối năm ngoái, Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên phục hồi sau khi chấm dứt các lệnh phong tỏa. Hơn 4.600 người đã chết vì Covid-19 tại Trung Quốc, trong khi số người chết lên tới 100.000 ở Mỹ - quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất thế giới.

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc sẽ ​​chỉ tăng trưởng hơn 1% trong năm nay, Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ giảm gần 6%, tệ hơn cả mức giảm 3% của toàn cầu.

Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Di sản đưa ra nhận xét rằng toàn cầu hóa vẫn sẽ tồn tại và sẽ được điều chỉnh xoay quanh một số vấn đề, đặc biệt là công nghệ.

Theo ông, mọi người vẫn còn muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc. “Đó là câu chuyện đã được đem ra bàn luận 100 năm nay và đến giờ vẫn thế. Trung Quốc không phải là nơi tệ nhất để kinh doanh. Ngay cả về khía cạnh minh bạch, thị trường này cũng vẫn thuộc tầm trung.”

Lần đầu tiên sau khoảng 2 thập kỷ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không đặt mục tiêu GDP hàng năm. Thay vào đó, các nhà chức trách ưu tiên cho những mục tiêu khác như giảm thất nghiệp.

Căng thẳng về địa chính trị và sự bùng phát của đại dịch đã ngăn chặn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty đạt được lợi ích tại đây không có khả năng thay đổi ý định một sớm một chiều.

Các nhà phân tích từ công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics cho biết trong một báo cáo hồi tháng 8 rằng, doanh thu của doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc trong năm 2016 đạt 450 tỷ USD, trong khi doanh thu của công ty Trung Quốc ở Mỹ chưa đến 50 tỷ USD.

“Trong các cuộc tiếp xúc với chính phủ Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy tín hiệu rằng họ vẫn chào đón doanh nghiệp Mỹ”, Alan Beebe, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc trả lời phỏng vấn hôm 29/5. “Đây là xu hướng khá nhất quán mà chúng tôi nhận thấy trong năm nay”. Ông cũng nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc còn đề nghị AmCham đề xuất các ý tưởng để hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ một cách hiệu quả.

Cứng rắn hơn về chính trị

Trung Quốc đã mạnh hơn trên mặt trận địa chính trị. Các nhà ngoại giao nước này sẵn sàng tranh luận quyết liệt về nguồn gốc của virus corona, không chỉ với Mỹ mà còn với châu Âu, Australia và các nước khác.

Wang Huiyao, cố vấn cho chính phủ Trung Quốc và Chủ tịch của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa có trụ sở tại Bắc Kinh, cho hay nước này ngày càng có nhiều sinh viên và doanh nhân trên khắp thế giới. Vì vậy, mọi người không thể mong đợi Trung Quốc vẫn sẽ yên lặng như 20-40 năm trước. “Trung Quốc giờ đã khác. Họ có quyền thể hiện quan điểm của mình với thế giới.”

Tăng trưởng vẫn là điểm mấu chốt của chính phủ Trung Quốc nhằm đảm bảo ổn định xã hội. Thủ tướng Lý Khắc Cường tuần trước vẫn nhấn mạnh sự cởi mở của nước này với đầu tư nước ngoài. Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng đưa ra những điểm lạc quan để khỏa lấp những thách thức trong nước, cũng như rủi ro chính trị mà các doanh nghiệp Mỹ và các nước khác phải đối mặt từ quê nhà.

“Vấn đề là có đến hai Trung Quốc. Một là những thành phố tầm cỡ bậc nhất thế giới mà chúng ta thấy. Phần còn lại là một quốc gia thuộc thế giới thứ ba”, ông George Friedman, Chủ tịch Geopolitical Futures, nhận xét về sự phân hóa giàu nghèo trong chính nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Ông hoài nghi về khả năng xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc trong năm nay. Nhiều khả năng căng thẳng Mỹ - Trung sẽ tiếp tục leo thang và Trung Quốc sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề trong nước, nên khả năng đáp trả Mỹ của họ sẽ bị hạn chế. Gần đây, Mỹ liên tục gia tăng áp lực lên Bắc Kinh, từ việc hạn chế các công ty nước này niêm yết chứng khoán tại Mỹ, cho đến những nỗ lực nhằm làm tê liệt Huawei.

Walter Lohman nhận định sự đối kháng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo dài qua cả kỳ bầu cử năm nay. Để quan hệ giữa hai nước tốt đẹp trở lại, Trung Quốc cần cải cách thị trường thực sự, bao gồm các vấn đề như tư nhân hóa, kỷ luật đối với các doanh nghiệp nhà nước, cũng như các đạo luật có hiệu quả hơn về trợ cấp và cưỡng chế chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp nước ngoài.

Còn nhiều ẩn số

“Một biến số quan trọng trong tương lai là vị thế của Mỹ sẽ ra sao và liệu nước này có sẵn sàng tham gia vào các tổ chức đa phương nữa hay không”, theo ông Rafferty. Dù vậy, ông cho rằng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tham gia.

Tổng thống Trump nói rằng sẽ bỏ quy chế đặc biệt của Hồng Kông nhưng lại đưa ra rất ít thông tin chi tiết. Tương tự, luật an ninh mới cho Hồng Kông cũng đem đến nhiều bất ổn cho Trung Quốc.

“Thông báo của Tổng thống không có nghĩa là các công ty Mỹ sẽ dừng hoạt động và rời khỏi Hồng Kông”, Tara Joseph, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hồng Kông cho biết trong một bức thư điện tử gửi tới CNBC.

“Có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời về cách thức chấm dứt quy chế đặc biệt mà Mỹ dành cho Hồng Kông. Trong thời điểm thách thức này, doanh nghiệp càng nhận được nhiều phản hồi rõ ràng thì sẽ càng hữu ích", bà nói.

Trước mắt, nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng Mỹ có nhiều lợi ích kinh doanh hơn ở Hồng Kông. Mặt khác, Bruce Pang của China Renaissance cho rằng, áp lực tại thị trường tài chính Mỹ có thể sẽ khiến nhiều công ty Trung Quốc chuyển hướng sang niêm yết ở sàn giao dịch Hồng Kông, bù đắp lại dòng chảy đầu tư thất thoát vì dự luật an ninh mới.

Cho đến khi các tuyên bố chính trị gần đây trở nên rõ ràng hơn, Trung Quốc và Mỹ vẫn công khai duy trì các kênh liên lạc. Doanh nghiệp toàn cầu thì vẫn giữ hy vọng có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng hơn.

“Chúng tôi không muốn rời khỏi Trung Quốc”, Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Trung Quốc thừa nhận. Họ muốn tham gia nhiều hơn vào thị trường này.

Ông Wuttke cho biết EuroCham Trung Quốc đang tìm kiếm khả năng hợp tác ở nhiều lĩnh vực trên khắp Trung Quốc. “Trong tình huống bây giờ thì không còn giải pháp lớn nào nữa”, ông nói.

Theo Hương Vũ/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

20:01 , 24/04/2024

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

23:22 , 22/04/2024

Ngày 21/4, Hàn Quốc và Trung Quốc ra tuyên bố phản đối việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gửi lễ vật thờ cúng tới Đền Yasukuni ở Tokyo, địa danh mà Trung Quốc và Hàn Quốc cho là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ.

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

23:21 , 22/04/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, ngày 21/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea tại Phnom Penh. Campuchia là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba chặng của ông Vương tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau các chuyến thăm trước đó tới Indonesia và Papua New Guinea.

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

23:19 , 22/04/2024

Ngày 22/4, khoảng 11.000 binh sĩ Mỹ và 5.000 lính Philippines bắt đầu bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên Balikatan (Vai kề vai). Mặc dù số lượng binh lính tham gia ít hơn năm ngoái nhưng Balikatan 2024 được đánh giá mở rộng và phát triển hơn, với sự tham gia của nhiều quốc gia và lực lượng an ninh địa phương với tư cách quan sát viên.

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

20:17 , 22/04/2024

Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin, ngày 21/4, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã cảm ơn các lực lượng vũ trang nước này vì chiến dịch chống lại Israel vào ngày 13/4, và kêu gọi họ "không ngừng theo đuổi đổi mới quân sự và học hỏi chiến thuật của kẻ thù". Đây là bình luận đầu tiên của ông Khamenei về cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của Iran vào Israel mới đây

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

20:16 , 22/04/2024

Ngày 22/4, hãng tin Euronews dẫn thông báo của giới chức y tế Dải Gaza xác nhận, ít nhất 22 người, trong đó có 18 em nhỏ, đã thiệt mạng trong một đợt không kích quy mô lớn do Israel tiến hành nhắm vào các mục tiêu ở thành phố Rafah phía Nam Dải Gaza.