ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông

Việt Nam đang tiến hành những bước đi thận trọng nhưng nghiêm túc và kiên quyết theo đúng luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông.

18/08/2019 06:11
Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lần thứ 2 đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Dư luận lo ngại các hành vi vi phạm của Trung Quốc trên Biển Đông làm suy giảm lòng tin, gia tăng căng thẳng, dẫn tới nguy cơ mất an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.

viet nam kien quyet bao ve chu quyen hop phap o bien dong hinh 1
Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật Quốc tế Việt Nam.

Phóng viên VOV đã phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật Quốc tế Việt Nam về những hành vi vi phạm của Trung Quốc và những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.           

PV: Xin Tiến sỹ phân tích rõ đâu là cơ sở pháp lý cho thấy vùng biển phía Nam Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc đang có hành vi vi phạm thuộc chủ quyền của Việt Nam?

TS Phạm Lan Dung: Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, vùng biển ở phía Nam Biển Đông của Việt Nam mà nhóm tàu Hải dương 08 của Trung Quốc đã vi phạm là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Vị trí xảy ra hành vi vi phạm nằm cách bờ biển Việt Nam không quá 200 hải lý, tức là hoàn toàn ở trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để có thể yêu sách ở vùng biển này. Bởi vị trí đó cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 500 hải lý, không nằm trong bất kỳ một phạm vi nào mà UNCLOS và luật pháp quốc tế cho phép.

Theo phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines-Trung Quốc thì các thực thể ở Trường Sa, không có thực thể nào có thể có vùng biển quá 12 hải lý. Việc Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể ở Trường Sa cũng không thể đem đến bất kể cơ sở nào để Trung Quốc có thể yêu sách vùng biển ở Nam Biển Đông mà xảy ra hành vi vi phạm. Hơn nữa, quần đảo Trường Sa không phải là một quốc gia quần đảo cho nên cũng không thể có đường cơ sở quần đảo ở đây được.

Cuối cùng, việc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với một số bãi san hồ ngầm ở Nam Biển Đông này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào, bởi theo UNCLOS, thì những bãi ngầm này nằm ở trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia nào thì nó sẽ thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó. Vì vậy, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

viet nam kien quyet bao ve chu quyen hop phap o bien dong hinh 2
Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.

PV: Thời gian qua, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đều bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Trung Quốc liên tục có các hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Bà có nhận định gì về phản ứng của cộng đồng quốc tế?

TS Phạm Lan Dung: Việc các nước trên thế giới lên tiếng phản đối hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của một quốc gia là một trong những biện pháp mà các nước thường hay làm, từ góc độ của chính trị quốc tế. Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào trong hoàn cảnh này đều mong muốn các nước lên tiếng bảo vệ chính nghĩa. Càng nhiều nước có tiếng nói càng mạnh để lên án hành vi vi phạm của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của Việt Nam càng tốt.

Từ góc độ luật quốc tế, tiếng nói của dư luận tiến bộ trên thế giới cũng là một trong những biện pháp đảm bảo thi hành luật và nó cũng là biện pháp tác động đến hành vi của các nước.

Ở đây chúng ta thấy việc Trung Quốc vi phạm vùng biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và không phải là vùng biển tranh chấp. Đó cũng là một trong những lý do làm cơ sở pháp lý để cho các nước có thêm cơ sở lên tiếng bảo vệ chính nghĩa.

Nguyên tắc chung của các nước trên thế giới là không can thiệp vào những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, là những tranh chấp mà ở đó các nước không có lợi ích và không có yêu sách. Tuy nhiên, với những tranh chấp, sự cố xảy ra ảnh hưởng đến lợi ích của họ như tự do hàng hải, Biển Đông là khu vực mà ở đó có các tuyến hàng hải quốc tế rất quan trọng, thì các nước đều lên tiếng phản đối và đều có cơ sở để mà có thể lên án và yêu cầu ngừng các hành vi vi phạm.

PV: Trước những âm mưu, thủ đoạn và hành động ráo riết hướng tới độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thì Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông?         

TS Phạm Lan Dung: Việt Nam là một quốc gia thành viên UNCLOS và chủ trương của Việt Nam là sẽ kiên trì, sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Trên thực địa, chúng ta phải sử dụng những biện pháp kiên quyết nhưng cũng rất kiềm chế, để làm sao tuân thủ pháp luật, đảm bảo phù hợp với những quy định của UNCLOS, pháp luật quốc tế và phù hợp với luật pháp của Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, chúng ta thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, Việt Nam đã có nỗ lực không ngừng trao đổi quan điểm với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau. Hiện Việt Nam đã rất kiên trì nỗ lực thực hiện những biện pháp đàm phán và trao đổi quan điểm với phía Trung Quốc. Đây cũng là một trong những điều kiện đầu tiên mà các quốc gia cần phải làm trước khi muốn đưa vụ việc ra giải quyết ở các cơ quan tư pháp.

Các bước đi mà chúng ta thực hiện là rất phù hợp với luật pháp quốc tế và đó cũng là sự chuẩn bị rất cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo các biện pháp ngoại giao có hiệu quả cao nhất. Ngay cả khi các biện pháp ngoại giao không có hiệu quả nữa, thì đó cũng là cách mở đường cho khả năng tiến hành các biện pháp pháp lý nếu thấy cần thiết.

PV: Xin cảm ơn TS Phạm Lan Dung!./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thăm, tặng quà cựu chiến sỹ Điện Biên

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thăm, tặng quà cựu chiến sỹ Điện Biên

19:50 , 24/04/2024

Đoàn công tác của tỉnh do Đại tá Lê Văn Diện, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà các thân nhân Liệt sĩ, thương binh, quân nhân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Thiệu Hoá

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Thiệu Hoá

19:49 , 24/04/2024

Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách có công trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Thiệu Hoá.

Phó Chủ tịch Thường Trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà cựu chiến sỹ Điện Biên

Phó Chủ tịch Thường Trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà cựu chiến sỹ Điện Biên

19:48 , 24/04/2024

Sáng ngày 24/4, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lê Tiến Lam, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đang sinh sống trên địa bàn huyện Nga Sơn.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên

19:47 , 24/04/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng ngày 24/4, Đoàn đại biểu của tỉnh do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các thương binh, gia đình thân nhân Liệt sỹ, Chiến sỹ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

Chuyển đổi số phải đảm bảo phục vụ Nhân dân

Chuyển đổi số phải đảm bảo phục vụ Nhân dân

19:46 , 24/04/2024

Sáng ngày 24/4, phát biểu tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh: Kết quả công tác chuyển đổi số sẽ tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Chuyển đổi số phải đảm bảo phục vụ lợi ích Nhân dân và đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự phiên họp tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa cùng các thành viên Ban chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc với tỉnh Thanh Hóa

Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc với tỉnh Thanh Hóa

19:45 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Thanh Hoá về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023. Làm việc với đoàn, về phía tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh; Mai Văn Hải, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Thanh Hóa tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

10:48 , 24/04/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 5653/UBND-CNTT gửi các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm
lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

22:46 , 23/04/2024

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 41/ PCTT,TKCN&PTDS gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan về việc chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

21:02 , 23/04/2024

Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tức (ngày 18/3 đến ngày 23/3 năm Giáp Thìn) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024 nhân 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành.

Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

20:30 , 23/04/2024

Sáng ngày 23/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”. Hội thảo được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước.