Ứng dụng khoa học công nghệ trong chọn tạo giống ngô lai mới trên địa bàn tỉnh
(TTV) - Với mục tiêu chọn tạo và phát triển bền vững các giống ngô lai mới triển vọng cho sản xuất ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển, tăng thu nhập cho người nông dân, nhóm nghiên cứu trường Đại học Hồng Đức đã phối hợp với Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia cùng với một số tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai mới, thích ứng với sản xuất của từng vùng để bổ sung vào cơ cấu giống ngô tại Thanh Hóa.
Hiện nay, tình hình sản xuất ngô lai trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn như: Đất trồng ngô còn manh mún, kém màu mỡ; các giống ngô lai đã thoái hóa giống và giảm dần năng suất. Bên cạnh đó, người dân trong tỉnh cũng chưa chủ động được hạt ngô giống lai, phần lớn phụ thuộc vào ngô giống ở các địa phương khác hoặc giống nhập khẩu với giá bán cao.
Để khắc phục những bất cập đó, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Lê Văn Ninh - Phó trưởng Khoa Nông Lâm, trường Đại học Hồng Đức làm chủ nhiệm đã đề xuất đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai mới, ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu tốt, thích hợp với các vùng trồng ngô trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Với mục tiêu sẽ chọn tạo được từ 1 đến 2 giống ngô lai mới, trong đó ít nhất 1 giống được công nhận sản xuất thử tại vùng Bắc Trung Bộ.
Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất và mang tính ứng dụng vào thực tế, các thực nghiệm nghiên cứu được bố trí trên đồng ruộng tại 3 vùng sinh thái trồng ngô chính của tỉnh (miền núi; đồng bằng và ven biển) bao gồm: huyện Cẩm Thủy, huyện Thiệu Hóa và huyện Hoằng Hóa. Trong quá thực nghiệm có sự tham gia trực tiếp của người dân.
Nhờ được tiếp cận với khâu sản xuất hạt giống ngô lai F1, đánh giá các tổ hợp ngô lai mới ngắn ngày theo từng vùng sinh thái khác nhau, người dân đã hoàn toàn chủ động trong việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào sản xuất có hiệu quả. Việc để người dân tham gia trực tiếp vào quá trình thực nghiệm được xem là con đường ngắn nhất để đưa các sản phẩm khoa học và công nghệ từ nghiên cứu của nhà khoa học đến với đồng ruộng của người nông dân.
Khảo nghiệm các tổ hợp lai tại huyện Hoằng Hóa cho thấy: 8 tổ hợp ngô lai đều có tỷ lệ nẩy mầm tốt; cây to mập lá xanh tốt; không đổ ngã; bắp to dài năng suất ổn định; độ cao đóng bắp đồng đều; tán lá gọn; thời gian trỗ cờ đến phun râu ngắn; ít bị sâu, bệnh hại.
Để kịp thời vụ, Sở khoa học công nghệ tỉnh đã cho nhóm nghiên cứu tiến hành triển khai đề tài sớm vào tháng 1/2017. Sau 3 vụ (vụ xuân 2017; vụ thu đông 2017 và vụ xuân 2018) tại 3 huyện, nhóm tác giả đã chọn được 4 tổ hợp lai rất khả quan đó là: QT55; QT35;T8; QT66. Trong 4 tổ hợp lai lựa chọn đều đạt được mục tiêu mà đề tài đưa ra đó là ngắn ngày; năng suất cao trên 6,5 tấn/ha; ít bị dịch hại; tỷ lệ đổ ngã thấp.
Theo đánh giá từ các chuyên gia nông nghiệp, đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai mới sẽ rút ngắn thời gian 2 năm so với nghiên cứu tạo giống ngô lai thông thường. Sản xuất hạt giống ngô lai F1 theo mô hình nông hộ vừa đảm bảo chất lượng hạt giống tốt, vừa tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân tại vùng nghiên cứu, có thể chủ động sản xuất hạt giống ngô lai với giá thành hạt giống giảm tối thiểu 30% so với giá hạt giống ngô lai nhập nội cùng thời gian sinh trưởng.
Sản phẩm của đề tài sẽ góp phần tạo mối liên kết theo chuỗi giá trị giữa các nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà sản xuất và nhà quản lý. Toàn bộ sản phẩm ngô giống sẽ được Công ty CP giống cây trồng Thanh Hóa nhận bán sản phẩm và Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thái Dương thu mua giống ngô hạt để chế biến thức ăn chăn nuôi cho trang trại tại Nghệ An và Thanh Hóa.
Sự tham gia, hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và người dân được xem là tiền đề, là chìa khóa thành công của quá trình nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lai tạo giống ngô vào thực tiễn sản xuất có hiệu quả. Hy vọng rằng, trong thời gian tới nhiều giống ngô lai chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái sẽ tiếp tục được phổ biến và nhân rộng trong sản xuất, góp phần giữ vững an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người nông dân.
Việt Hòa- Xuân Tuấn - Văn Lộc
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Ra mắt Nền tảng Sách, báo điện tử thiết yếu phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo về thông tin
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt nền tảng cung cấp sách, báo điện tử thiết yếu (nền tảng Sách, báo Quốc gia) tại địa chỉ sachdientu.vn và ebook.gov.vn.
Nhiều quy định mới về trách nhiệm của người dùng mạng xã hội
Nghị định 147 năm 2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới trong quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, đáng chú ý là quy định chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội.
Tiếp tục triển khai Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 14 (2024-2025)
Sáng ngày 2/12, Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 14 (2024-2025) đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả tổ chức hội thi năm 2024 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ trong năm 2025.
Huyện Yên Định đẩy mạnh chuyển đổi số trong trường học
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục huyện Yên Định lựa chọn đẩy mạnh chuyển đổi số là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Các trường học trên địa bàn huyện đang tích cực triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý, giảng dạy và học tập.
Việt Nam sẽ sớm cán mốc 100 triệu người dùng Internet
Theo Hiệp hội Internet Việt Nam, số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam được dự báo sẽ liên tục tăng trong giai đoạn 2024 - 2029. Ước tính, Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu người dùng Internet vào năm 2029.
Phổ cập tên miền quốc gia “.vn”
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), sau 30 năm phát triển, Việt Nam đã có hơn 610.000 tên miền quốc gia “.vn”, đứng thứ hai ASEAN, thứ 10 châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 40 trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền “.vn” mới đạt khoảng 25%, trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển đạt hơn 70%.
Nhân viên bưu điện trên toàn quốc có trợ lý ảo MiPo hỗ trợ công việc
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa ra mắt trợ lý ảo MiPo. Trợ lý ảo MiPo được vận hành từ ngày 15/11, hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ khách hàng cho nhân viên bưu điện trên toàn mạng lưới.
Phát triển nguồn nhân lực số cho lĩnh vực thương mại điện tử
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), ước tính năm 2024, thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt giá trị 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế số. Đi cùng với sự tăng trưởng thì việc phát triển nguồn nhân lực số đang là vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đang rất quan tâm.
Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở
Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của Thanh Hóa đã tích cực đầu tư, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở. Từ đó, góp phần đưa thông tin đến người dân nhanh chóng, kịp thời nhất.
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.