ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hát tiễn rể, đón dâu - nét văn hoá đặc sắc của người Thái Sơn La

Phong tục của người Thái Sơn La trước đây, người con trai đi lấy vợ, thường phải ở rể bên nhà gái ít nhất cũng từ 2 đến 7 năm, mới được phép đón dâu về.

10/02/2019 06:56

Hiện nay tuy không còn tục lệ này nữa, nhưng trong lễ cưới, bà con vẫn giữ được phong tục “khắp xống khươi, tỏn pạư” (tức là hát tiễn rể, đón dâu). 

 Trước khi diễn ra bữa tiệc cưới chính thức, mỗi bên gia đình cô dâu, chú rể đã nhờ “ po xứ, me lam” ( mai mối), trong đó có “ lam nhinh, lam trai” (ông mối, bà mối)  là những người đại diện cho mình để thay lời, hát đối đáp nhau. Người đại diện hát đối đáp không phân biệt tuổi tác, nam nữ, miễn sao người đó có tài giao tiếp, hát hay.

Tuy nhiên, những bài hát phải có câu, vần theo đúng trình tự, cung bậc. Tất cả đều diễn ra tại mâm cỗ ngày cưới trong nếp nhà sàn của người Thái, với sự chứng kiến, chúc phúc của đông đảo khách quý, quan viên, họ hàng 2 bên gia đình.

hat tien re, don dau - net van hoa dac sac cua nguoi thai  son la hinh 1
Hát mừng dâu rể tại một hộ gia đình ở Sơn La.

 

Ông Cầm Vui, dân tộc Thái, nghệ nhân ưu tú, ở tiểu khu 2, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, là người đã từng tham gia làm mai mối cho hàng chục đám cưới “khắp xống khười” ( hát tiễn rể) cho biết: Đầu tiên là “khắp xống khươi” ( hát tiễn rể).  Mai mối đưa rể về ra mắt nhà gái, bên nhà trai sẽ cất lên câu khắp (hát) từ tốn trước thay cho lời chào hỏi ân cần, tốt đẹp nhất tới quan viên, họ hàng gia đình nhà gái. Sau đó, mai mối 2 bên sẽ bắt đầu nhập cuộc khắp. Khắp về từ ngày người mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, công ơn sinh thành của cha mẹ, con gái lớn lên biết thêu thùa khăn piêu dệt vải, trai lớn biết tự đi khắp bản trên, mường dưới để tìm người thương và trời se duyên gặp được người mình ưng ý.

Chủ yếu, bên nào cũng hát đối đáp hết sức khiêm nhường, khen ngợi nhau qua câu hát có cánh:“Cảm ơn cha mẹ, họ hàng nhà gái đã vui mừng đón nhận tình cảm của nhà trai. Được sự đồng ý của nhà gái, mà nhà trai mới có lời lẽ xin phép được cầu hôn. Từ đây xin được làm rể hiền của gia đình, làm người chồng thuỷ chung, lúc nằm xin được đắp chung chăn với vợ, xin được phơi chung quần áo trên một sà. Về làm rể nhưng còn nhiều điều chưa biết, có lớn mà chưa có khôn. Từ đây xin gửi lại con rể cho bố mẹ và trăm sự nhờ bố mẹ, họ hàng nhà gái dạy bảo mới lớn khôn…” 

Đến ngày đón dâu, là “ Khắp tỏn pặư”-hát đón dâu. Để đáp lại tình cảm của nhà trai, mai mối đại diện nhà gái cũng không chút ngần ngại để thốt lên những lời ca tiếng hát làm say lòng người tại gia đình nhà trai.

Nhà gái thường hát xin gia đình nhà trai bắc thang để đón cô dâu lên nhà sàn. Được phép lên nhà rồi, lại hát tiếp để chính thức trao gửi cô dâu cho nhà chồng. Nghe nhà gái trình bày, nhà trai đáp lời để đón nhận dâu hiền trong niềm vui, hạnh phúc của 2 bên gia đình; đón nhận những món quà cưới cô dâu trao tặng cho ông bà, bố mẹ, chú bác thân thích của chú rể. Những món quà cưới gọi là “ Chương khá” (quà lưu niệm), thường là đôi chăn, đệm, gối thổ cẩm, chiếc khăn piêu đội đầu do chính bàn tay của cô dâu thêu dệt nên từ hồi còn là thiếu nữ thể hiện tình cảm quý báu, kính trọng công ơn sinh thành, nuôi nấng của ông bà, cha mẹ bên nhà chồng, phần nào nói lên sự khéo tay hay làm của người phụ nữ Thái.

Bố mẹ cô dâu sẽ căn dặn con gái ở lại phải chăm chỉ làm ăn, chăm lo cho gia đình. Đoàn nhà gái chính thức nói lời cảm ơn và xin phép ra về.  Nghệ nhân ưu tú Cầm Vui thể hiện một đoạn khắp tỏn pặư-hát đón dâu mà ông thường khắp trong các đám cưới ở Sơn La:“Hôm nay, nhà gái cùng gồng gánh chăn đệm (quà cưới) về nhà chồng, vượt qua biết bao đèo cao, suối sâu, rừng núi mới tới được bản. Về đến bản, mới thấy bao điều mới lạ, bản làng no ấm đẹp tươi, nhà cao cửa rộng, phiên chợ đông vui. Đến nhà rồi, chờ bố chồng mở cửa đón râu thảo, mong mẹ chồng xuống thang dắt con lên. Chờ cả họ hàng cô dì chú bác nhà trai cùng mở cổng, bắc thang lên. 9 bậc cầu thang làm bằng gỗ lát thơm để cô dâu bước lên nhà sàn. Về làm dâu nhà chồng, mong mọi sự dạy bảo để xứng danh dâu hiền, rể thảo của gia đình”.

Sau mỗi bài hát đối đáp, người khắp sẽ xin phép dừng lại ít phút để mời mọi người trong tiệc cưới cùng nâng chén rượu nồng chúc mừng bài hát, chúc mừng hạnh phúc trăm năm cho đôi uyên ương. Tiếng Thái gọi là “Kìn lảu chôm khắp”. Cứ như vậy, cuộc “trổ tài khắp” giữa mai mối của đại diện 2 bên gia đình cô dâu, chú rể lại tiếp tục diễn ra không kể thời gian. Họ có thể hát thâu đêm, suốt sáng đối đáp nhau mà không hề thấy mệt mỏi.

Chị Cà Thị Hoan, một nghệ nhân am hiểu về văn hoá Thái ở Sơn La cho biết:“Từ hồi nhỏ, tôi đã được nghe và đi theo cha mẹ, các cô, các chú đi làm mai làm mối và hát “xống khươi, tỏn pạư”. Nên tôi đã hiểu phần nào về phong tục tập quán, nét đẹp văn hoá của dân tộc Thái. Tới đây tôi sẽ tự tìm hiểu và mạnh dạn tập hát, tập làm mai mối, trong đó có khắp “xống khươi, tỏn pạư” của dân tộc mình.  

Khắp“xống khươi, tỏn pạư” sâu lắng ngọt ngào, ý nghĩa nhân văn là vậy. Có lẽ vì thế mà điệu khắp này được bà con người Thái Sơn La lưu truyền qua nhiều thế hệ./.

Tòng Đức Anh/VOV-Tây Bắc

 

 

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

06:45 , 16/04/2024

Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố 8 điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất, trong đó Huế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3.

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

20:09 , 15/04/2024

Trong những ngày này, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội đền thờ Lê Hoàn và Tuần Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024. Ước tính mỗi ngày có hàng nghìn người dân và du khách đến dâng hương, tham dự các hoạt động của lễ hội.

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

16:46 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu "gia đình văn hoá", "thôn, tổ dân phố văn hoá", "xã, phường, thị trấn tiêu biểu" .

Hà Trung giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Trung giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới

09:17 , 15/04/2024

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới giữ vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Những năm qua, huyện Hà Trung đã quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa; góp phần hoàn thành 2 tiêu chí số 6 và 16 về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.

Doanh nghiệp sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2024

Doanh nghiệp sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2024

18:44 , 14/04/2024

Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2024, thời điểm này, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương hoàn tất những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, nhân lực để phục vụ du khách.

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân

16:31 , 14/04/2024

Tối ngày 13/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân đã khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024.

Lễ Giỗ Đức Thánh Đại Vương Tham Xung Tá Quốc tại Đền Sòng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương

Lễ Giỗ Đức Thánh Đại Vương Tham Xung Tá Quốc tại Đền Sòng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương

10:01 , 14/04/2024

Sáng ngày 05/3 năm Giáp Thìn, tức ngày 13/4/2024, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương đã tổ chức Lễ giỗ lần thứ 1403 năm của Đức Thánh Đại Vương Tham Xung Tá Quốc - húy danh Lê Hữu.

Công tác chuẩn bị Lễ hội đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hoá - Du lịch - Ẩm thực năm 2024 cơ bản hoàn tất

Công tác chuẩn bị Lễ hội đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hoá - Du lịch - Ẩm thực năm 2024 cơ bản hoàn tất

09:53 , 14/04/2024

Đến thời điểm này, huyện Thọ Xuân đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hoá - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024.

Tuần văn hóa – Du lịch - Ẩm thực Thọ Xuân năm 2024

Tuần văn hóa – Du lịch - Ẩm thực Thọ Xuân năm 2024

20:05 , 13/04/2024

Một trong những hoạt động chính của Tuần văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024 là quảng bá, giới thiệu các sản phẩm Ocop, sản phẩm tiêu biểu của huyện. Ban tổ chức đã tuyên truyền, huy động các xã, thị trấn, các chủ thể sản xuất, kinh doanh chuẩn bị nguồn hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua sắm của Nhân dân và du khách.

Du dương nghe hò Sông Mã

Du dương nghe hò Sông Mã

20:03 , 13/04/2024

Để chào đón mùa du lịch hè Thanh Hoá 2024, Trung tâm Phát triển du lịch Sông Mã đã ra mắt chương trình du lịch đường sông mới - Du dương nghe hò Sông Mã. Đây cũng được xem là sản phẩm góp phần giải quyết sự thiếu hụt dịch vụ du lịch về đêm của Thanh Hoá.