ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ngày xuân ấm áp bên hương rượu cần của đồng bào S'tiêng

Rượu cần của người S'tiêng có hương vị nồng nàn khác biệt. Nó được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng.

21/01/2020 15:22

Rượu cần của đồng bào S’tiêng tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có hương vị nồng nàn khác biệt bởi được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng, nhờ vậy khi “hút” một cần rượu S’tiêng, ta nghe đâu đây hương vị núi rừng tràn về ngây ngất bờ môi, đặc biệt trong những ngày Tết đến xuân về thì hương vị đó càng cô đọng hơn trong từng ché rượu khi mọi người quây quần bên nhau đón chào Năm mới.

ngay xuan am ap ben huong ruou can cua dong bao s’tieng hinh 1
Một góc Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Ai từng đến Bù Đăng mà chưa được thưởng thức hương vị ngất ngây của men rượu cần thì coi như chưa đến nơi này. Rượu cần của người S’tiêng có hương vị nồng nàn khác biệt. Nó được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng. Tất cả hương vị ấy được đồng bào S’tiêng khéo léo quyện vào từng bánh men. Để lúc thêm chút nước lọc vào trong ché khi thưởng thức, bao nhiêu hương vị ấy bỗng hiển hiện trong cần cổ. Hút cần rượu ngậm trong cổ họng, ta có cảm giác như ngậm cả hương rừng ngây ngất, lâng lâng.

Trong những ngày Tết Nguyên đán này, ở sóc Bom Bo bên cạnh tiếng ngân vang của cồng chiêng, những điệu múa truyền thống của đồng bào S’tiêng thì thứ không thể thiếu, đó là rượu cần. Tương truyền, để giúp đồng bào S’tiêng có được niềm vui trọn vẹn của mùa màng bội thu, của tình yêu đôi lứa, của sự biết ơn đến các Giàng, Thần rừng, Thần suối, vị thần Lé Lon (vị phúc thần bảo hộ cho người S’tiêng đi rừng) đã chỉ người dân cách làm rượu cần từ tìm nguyên liệu, ủ men, ủ rượu, đến pha và thưởng thức rượu cần vào những ngày vui.

Đặc biệt dịp lễ lớn, rượu cần sẽ là sợi dây kết nối giữa con người với các vị thần của đồng bào S’tiêng. Không có rượu cần, buổi tế lễ coi như không thành. Từ đó ché rượu cần đã trở thành đặc sản của đồng bào S’tiêng.

ngay xuan am ap ben huong ruou can cua dong bao s’tieng hinh 2
Già làng Điển Lên (áo trắng) làm nghi thức uống rượu cần tại một Lễ hội của đồng bào S'tiêng tại sóc Bom Bo. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Bình Phước.

Già làng Điểu Lên cho biết: “Đối với người S’tiêng thì uống rượu cần là phong tục không thể thiếu tại các dịp lễ hội và Tết Nguyên đán. Ngày đó, ai có điều kiện thì mổ heo và trâu, bò, không thì có gà cũng được, mọi người sẽ quây quần bên nhau chung vui bên ché rượu cần và tiếng cồng chiêng”.

Theo Già làng Điểu Lên, quan niệm về cuộc sống bao giờ cũng tồn tại cả những điều cay đắng và ngọt ngào nên đồng bào S'tiêng cũng chế biến ra hai loại rượu (rượu cần ngọt và rượu cần đắng). Tuy khác vị nhưng nó đều tinh khiết, có hương thơm nồng rất dễ uống. Để có được những ché rượu cần ngon, người S'Tiêng phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt từ làm men, ủ bỗng, chế rượu...

Làm rượu cần không hề đơn giản, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công và cần phải có cái tâm trong lúc chế biến. Nếu mình không làm bằng cái tâm, hương vị rượu cần sẽ chẳng thể nồng nàn, đậm đà như ý muốn. Để tạo được một ché rượu cần thơm ngon, người S’tiêng thường khởi đầu bằng công đoạn làm men, ủ cơm và cuối cùng là ủ rượu. Thời gian ủ càng lâu, hương vị càng thêm đậm đà. Khi hút cần rượu lên, thấy màu vàng nâu giống màu mật ong là ngon nhất. Vị rượu lúc này vừa ngọt vừa cay, thanh nồng rất dễ chịu. Rượu cần có thể dùng nhiều nước. Nước đầu có vị cay nồng, càng về sau độ cồn giảm dần và vị ngọt của rượu sẽ làm người ta say lúc nào không biết.

ngay xuan am ap ben huong ruou can cua dong bao s’tieng hinh 3
Lễ hội Mừng lúa mới của cộng đồng dân tộc S'tiêng. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Bình Phước.


Có thể nói, rượu cần là phương tiện giao tiếp giữa người với các vị Thần rừng và các Giàng; là phương tiện, biểu tượng tính liên kết cộng đồng và lòng mến khách của đồng bào S’tiêng trong các dịp vui, lễ, hội. Đến với Bù Đăng, lên các bon, sóc của người S’tiêng, ta có thể hít một hơi rượu cần, vui say bên các điệu nhảy trong tiếng cồng chiêng truyền thống. Hương say ngà ngà của rượu cần S’tiêng là đại diện cho nét đẹp văn hóa ẩm thực, tinh thần của Bù Đăng từ xưa tới nay.

Là địa phương có số lượng người dân tộc S’tiêng sinh sống lớn nhất cả nước (với gần 100.000 người - chiếm trên 95% tổng số dân tộc S’tiêng của cả nước), thời gian qua để gìn giữ, và phát huy những nét văn hóa độc đáo của đồng bào S’tiêng trên địa bàn, ngành Văn hóa tỉnh Bình Phước đã triển khai sưu tầm được 380 hiện vật phản ánh đặc trưng văn hóa của người S'tiêng; phối hợp xây dựng kế hoạch sưu tầm các hiện vật, hình ảnh về người S'tiêng phục vụ công tác trưng bày tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng Sóc Bom Bo; sưu tầm bổ sung hoàn thiện bộ sưu tập về các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người S’tiêng Bình Phước, … và thường xuyên tổ chức các đoàn là người dân tộc S’tiêng đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại khu du lịch Đồng Mô – Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội để biểu diễn và quảng bá hình ảnh, văn hóa của người S’tiêng đến công chúng.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban quản lý Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, Phó phòng Văn hóa & Thông tin huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cho biết, nhằm gìn giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc S’tiêng và công tác đón xuân 2020 tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo thì trong thời gian qua UBND huyện Bù Đăng cũng đã có những chuẩn bị như sưu tầm những hiện vật để phòng trưng bày không gian văn hóa, kiến trúc, lịch sử của người S’tiêng được phong phú hơn.

Ngoài ra, khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo còn xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, để mọi người tới đây có thể tái hiện lại phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào ngày xưa và các hạng mục khác, đồng thời chỉnh trang toàn bộ khuôn viên khu bảo tồn, trong đó có bộ đàn đá nặng tới 20 tấn, được xem là 1 trong những bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam. Qua đó đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách và quảng bá hình ảnh khu bảo tồn nói riêng và du lịch tỉnh Bình phước nói chung.

“Hiện nay chúng tôi có 20 hộ dân đang sinh sống trong khu bảo tồn, chúng tôi đào tạo họ tham gia các làng nghề. Ở đây chúng tôi có 4 làng nghề: nghề rèn, đan lác, dệt thổ cẩm và rượu cần. Các hộ dân này sẽ cùng tham gia để phát triển du lịch. Ngoài việc đào tạo để họ lưu giữ và sống làm nghề được thì chúng tôi còn cấp cho họ 3 sào đất để họ trồng được các cây đặc sản vùng miền vừa hiệu quả kinh tế vừa quảng bá du lịch”, ông Phạm Anh Tuấn nói.

ngay xuan am ap ben huong ruou can cua dong bao s’tieng hinh 4
Một góc Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Việc chung tay gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc S’tiêng của tỉnh Bình Phước đang dần lan rộng tới nhiều người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của đồng bào S’tiêng. Chị Điểu Thị Thắm (22 tuổi) đang là sinh viên chuyên ngành văn hóa các dân tộc thiểu số tại Đại học Văn Hóa TP.HCM cho biết, bản thân là người dân tộc S’tiêng nhưng những giá trị văn hóa của dân tộc mình thì chị chưa biết hết, sau 4 năm học đại học thì chị thấy không những văn hóa dân dân tộc mình rất độc đáo mà văn hóa các dân tộc khác cũng đầy màu sắc khác nhau. Theo chị Thắm, để những người trẻ tuổi hiểu rõ hơn về văn hóa của dân tộc mình thì phải cần truyền đạt những giá trị văn hóa của dân tộc họ đúng cách, như vậy thì những người trẻ tuổi sẽ nhận thức được và họ tự cảm thấy những giá trị văn hóa của mình đáng được trân trọng.

Chị Điểu Thị Thắm chia sẻ: “Hiện nay đã có khu bảo tồn rồi và đang được phát triển, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo hàng ngày vẫn có các du khách tham quan. Qua khu bảo tồn này thì cuộc sống của người dân S’tiêng nơi đây ngày càng phát triển hơn, thế hệ trẻ thì cũng nhận thấy được ở đây vẫn nơi lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc mình và sau này họ biết trân trọng hơn”.

Nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống, văn hóa của đồng bào S’tiêng, trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã kết hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người S'tiêng; thực hiện Dự án “Ứng xử đối với môi trường tự nhiên của người S'tiêng”; Dự án “Phục dựng lễ hội lập làng mới của người S'tiêng Bình Phước”… Điều này sẽ thúc đẩy việc gìn giữ cũng như quảng bá những nét văn hóa độc đáo của đồng bào S’tiêng đến người dân địa phương và cả nước.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công bố mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:00 , 18/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hoá: Nhiều điểm du lịch đạt tối đa công suất trong dịp lễ 30/4 - 1/5

19:53 , 17/04/2024

Chỉ còn gần 2 tuần nữa là sẽ đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, kéo dài 5 ngày. Đây được xem là “thời điểm vàng” để các địa phương, các khu, điểm du lịch, và doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa du lịch hè 2024. Và tín hiệu đáng mừng đó là đến thời điểm này, nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt 80 - 90% công suất, thậm chí có nơi đã đạt 100% công suất phục vụ.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

16:29 , 17/04/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

Quý I năm 2024 huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch

16:08 , 17/04/2024

Quý I năm 2024, huyện Lang Chánh đón 36.000 lượt khách du lịch. Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai nhiều giải pháp kích cầu, xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách.

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven

14:04 , 17/04/2024

Chiều ngày 16/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã đi khảo sát mô hình du lịch cộng đồng bản Ven, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố đi bộ hàng đầu thế giới

09:59 , 17/04/2024

Theo đánh giá mới nhất của GuruWalk, chuyên trang khảo sát du lịch có trụ sở tại Anh, Việt Nam có 3 điểm đến vào top 100 thành phố tốt nhất thế giới để đi bộ.

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

18:07 , 16/04/2024

Sáng 16/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Nông Cống, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Sách hay cần bạn đọc".

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Huế nằm trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

06:45 , 16/04/2024

Mới đây, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa công bố 8 điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất, trong đó Huế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3.

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

Sôi nổi các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024

20:09 , 15/04/2024

Trong những ngày này, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội đền thờ Lê Hoàn và Tuần Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024. Ước tính mỗi ngày có hàng nghìn người dân và du khách đến dâng hương, tham dự các hoạt động của lễ hội.

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

Hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ

16:46 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu "gia đình văn hoá", "thôn, tổ dân phố văn hoá", "xã, phường, thị trấn tiêu biểu" .