ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

30% dân số Việt mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần

Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về bệnh, chưa đến bệnh viện điều trị.

18/05/2019 10:00

Những năm trở lại đây, trầm cảm là căn bệnh ngày càng được nhắc đến nhiều.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Điều đáng nói là nhiều người vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, khiến việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Ngô Tích Linh, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TP.HCM.

 

30% dân số Việt mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần - 1

Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Tích Linh.

Thưa bác sĩ, có ý kiến cho rằng cuộc sống hiện đại tạo điều kiện cho bệnh trầm cảm gia tăng. Bác sĩ nhận định thế nào?

Bác sĩ Ngô Tích Linh: Đúng là hiện nay con số bệnh nhân trầm cảm đến khám bệnh ngày càng đông. Tại những thành phố lớn, lượng bệnh trầm cảm, lo âu là rất cao so với những nơi khác.

Tuy nhiên điều này chưa thể nói rằng tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm ngày càng gia tăng, nhưng chúng ta có thể nhận thấy việc người ta càng ngày càng quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn.

Vậy những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì thưa bác sĩ?

Bác sĩ Ngô Tích Linh: Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, có 9 triệu chứng theo mức độ mà ta có thể xác định bệnh nhân đang bị trầm cảm:

- Ít quan tâm hứng thú.

- Cảm thấy thất vọng.

- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

- Kiệt sức.

- Chán nản.

- Cảm thấy bản thân thất bại, vô dụng.

- Khó tập trung vào công việc.

- Di chuyển chậm chạp hoặc nói chậm.

- Có ý niệm về cái chết.

Nếu bệnh nhân có 5-9 triệu chứng kéo dài trên 2 tuần, ảnh hưởng chức năng của người bệnh hoặc đôi khi cần nhập viện thì tức là đã mắc trầm cảm.

Từ các triệu chứng này mà người ta xây dựng bảng câu hỏi PHQ9 để bệnh nhân tự trả lời và xác định mức độ bệnh.

 

30% dân số Việt mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần - 2
Bảng câu hỏi tự đánh giá trầm cảm PHQ9.

Vậy ở Việt Nam tình hình bệnh nhân trầm cảm tại phần lớn do nguyên nhân nào thưa bác sĩ?

Bác sĩ Ngô Tích Linh: Theo Bộ Y tế, đến năm 2017 chúng ta có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Tuy nhiên còn rất nhiều bệnh nhân không đến bệnh viện thăm khám, điều trị.

Về nguyên nhân, trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng do nội sinh. Những yếu tố bên ngoài chỉ là điều kiện để bộc phát bệnh, không phải nguyên nhân chính.

Người thường xuyên làm việc căng thẳng, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiệt độ tăng cao có dễ bị trầm cảm hơn không?

Bác sĩ Ngô Tích Linh: Đó chỉ là những yếu tố thuận lợi thôi. Tuy nhiên ở các nước phương Tây, người ta nhận thấy có mối lương quan giữa thời tiết và trầm cảm.

Trong những tháng mùa thu và mùa đông, lượng ánh sáng ít lại, nồng độ melatonin giảm là yếu tố có thể khiến trầm cảm gia tăng. Còn về nhiệt độ hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định liên quan đến trầm cảm.

Vậy điều nguy hiểm nhất với bệnh nhân trầm cảm là gì?

Bác sĩ Ngô Tích Linh: Nhiều gia đình xem yếu tố sang chấn bên ngoài là nguyên nhân chính gây trầm cảm. Do đó họ chỉ tập trung vào vấn đề cải thiện tâm lý cho bệnh nhân mà không đưa đi điều trị, dẫn đến bệnh nặng vì phát hiện muộn.

Nguy hiểm hơn, người nhà khó phát hiện ý niệm tự sát trong đầu bệnh nhân trầm cảm. Nên nhớ, phần lớn người trầm cảm thường ít chia sẻ.

Bên cạnh những triệu chứng về khí sắc, bệnh nhân còn có những triệu chứng ở cơ thể như tim hồi hộp, khó thở, mạch nhanh… làm cả thầy thuốc cũng dễ nhầm lẫn trong chần đoán bệnh.

Vậy có cách nào để phòng chống bệnh trầm cảm không bác sĩ?

Bác sĩ Ngô Tích Linh: Gần như không có phương pháp phòng chống cụ thể.

Tuy nhiên nếu chúng ta đặt ra một chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng trong công việc, hoạt động và có những góc nhìn, suy nghĩ cởi mở, tích cực hơn thì ít nhiều sẽ giúp giảm yếu tố thuận lợi bùng phát trầm cảm.

Yếu tố nâng đỡ của gia đình cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện suy nghĩ.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Theo Dân Trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.