ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

WHO: 20 triệu trẻ em chưa tiêm vaccine sởi, bạch hầu, uốn ván

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) vừa công bố, khoảng 20 triệu trẻ em trên thế giới chưa được tiêm vaccine phòng sởi, bạch hầu, uốn ván trong năm 2018.

16/07/2019 16:49

 

Người dân cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng bệnh.  Ảnh: VGP/Hiền Minh
Người dân cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng bệnh. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Trong đó, có tới 60% số trẻ em chưa được tiêm vaccine thuộc 10 quốc gia, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có 3 quốc gia: Indonesia (1 triệu trẻ); Philippines (750.000 trẻ) và Việt Nam (390.000 trẻ).

Trên thế giới, từ năm 2010, tỉ lệ tiêm phòng ba liều vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP3) và một liều vaccine sởi đã chững lại ở mức 86%. Tỉ lệ này tuy là cao nhưng vẫn chưa đủ. Cần phải đạt được độ bao phủ tiêm chủng 95% trên thế giới, ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng, mới có thể chống lại được sự bùng phát của những bệnh có thể phòng tránh được nhờ vaccine. Vaccine là 1 trong 4 công cụ quan trọng nhất để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và bảo vệ thế giới an toàn.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết, hiện nay phần lớn trẻ em đã được tiêm chủng, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em khác bị “bỏ lại phía sau” không được tiêm chủng. Đó là những trẻ em nghèo nhất, thiệt thòi nhất, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc trẻ di cư... Nếu những trẻ em này bị ốm, sẽ có nguy cơ chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất về sức khỏe, và ít có khả năng được điều trị và chăm sóc nhất.

Cũng theo công bố này, vẫn còn có sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận với vaccine ở các quốc gia, dù là ở quốc gia thu nhập cao hay thu nhập thấp. Điều này đã dẫn đến dịch sởi bùng phát mạnh ở nhiều nơi trên thế giới – cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Riêng năm 2018, trên thế giới có gần 350.000 ca nhiễm sởi, gần gấp đôi so với năm 2017.

“Sởi là một chỉ số thực cho thấy những khu vực nào chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để chống lại những bệnh có thể phòng tránh được”, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành Unicef cho biết.

Ukraine dẫn đầu danh sách các quốc gia có số ca nhiễm sởi cao nhất năm 2018. Trước đó, độ bao phủ tiêm chủng ở nước này đã từng ở mức thấp trong một vài năm, khiến một số lượng lớn trẻ em và người lớn có nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay, Ukraine đã tiêm chủng được cho hơn 90% trẻ sơ sinh.

Tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đã có 59/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vaccine sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vaccine sởi. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi thấp và những đô thị có dân số di biến động lớn nên có nguy cơ cao bùng phát dịch.

Cục Y tế dự phòng cảnh báo, bệnh sởi lây lan khi ho và chảy nước mũi, họng, tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng của người bệnh. Trong vòng 2 giờ, virus vẫn hoạt động và có khả năng lây nhiễm trong không khí hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban.

Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra cảnh báo, những ổ dịch sởi gần đây cho thấy rõ những khoảng trống trong việc chống lại dịch bệnh sởi ở cả trẻ em và người lớn, vì vậy tất cả người dân nên kiểm tra tình trạng tiêm chủng để đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi.

Những người chưa chắc chắn về tình trạng tiêm vaccine sởi nên được tiêm ít nhất một mũi vaccine sởi. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị tất cả các hành khách quốc tế nên tiêm vaccine sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành.

Vaccine sởi có thể được tiêm cùng thời điểm với các loại vaccine khác như vacine sốt vàng. Tất cả các hành khách nên nhận hướng dẫn từ các cán bộ y tế và ý thức về nguy cơ nhiễm bệnh sởi, sự lây truyền và triệu chứng của bệnh sởi.

Hiền Minh//Chinhphu.vn

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

Tiêm vắc xin phòng Viêm gan B - Những điều cần biết

09:01 , 19/04/2024

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới với khoảng 15 - 20% người mắc viêm gan B trong cộng đồng. Đáng lo ngại, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B. Điều này cho thấy, việc phòng tránh viêm gan B đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

Xứng đáng là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh

20:10 , 18/04/2024

Ngày 19/4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm y tế tuyến tỉnh. 5 năm qua, trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trung tâm luôn phát huy vai trò là đơn vị tuyến đầu trong hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, được các cấp, các ngành đánh giá cao, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

Trao tặng 50 mái tóc yêu thương đến bệnh nhân ung thư

18:08 , 18/04/2024

Tại chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư” do Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ tổ chức, 50 mái tóc đã được trao tặng đến bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

Tiếp tục đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới

21:15 , 16/04/2024

Sáng ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại tuyến y tế cơ sở

14:53 , 16/04/2024

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khám chữa bệnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.