ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dưỡng sinh với trà hoa

Các loại hoa sau quá trình thu hái, phơi khô, bào chế sẽ cho chúng ta một thức uống vừa có tác dụng trị một số bệnh, lại giúp đẹp da, kéo dài tuổi thanh xuân.

25/01/2020 23:03
Trà hoa đào
Nhiều sách Đông y nhắc đến trà hoa như một vị thuốc có thể bình can, nhuận phế, dưỡng sắc. Uống các trà hoa khác nhau cho công dụng khác nhau. Còn khoa học hiện đại ghi nhận, trà hoa giúp thanh lọc bài độc, sáng mắt, nhuận táo, dưỡng sắc, chống lão hóa...

Thời gian gần đây trà hoa trở thành đồ uống được nhiều người yêu thích, nhất là phái đẹp và người cao tuổi. 

Hoa đào: Sau Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào tươi rồi phơi khô trong bóng râm và bảo quản để làm thuốc, làm trà dùng dần. Theo y học cổ truyền, trà hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết, nhuận tràng, là vị thuốc dưỡng nhan, giảm cân. Khi dùng trà hoa đào có thể thêm chút mật ong để tăng tác dụng.

Hoa cúc trắng: Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, đi vào kinh phế can. Uống trà hoa cúc trắng thường xuyên, giúp thanh nhiệt giải khát, ích can bổ âm, giúp hồi phục mắt khi mệt mỏi, thị lực suy giảm, giảm béo, dưỡng nhan, chống lão hóa. Ngoài ra, hoa cúc trắng còn có công dụng làm giãn động mạch vành, tăng cường lưu thông máu, giúp hạ huyết áp, mỡ máu. Hoa cúc trắng thường pha riêng hoặc kết hợp với cẩu kỳ tử, táo đỏ để nâng cao công dụng của trà.

Hoa cúc vàng: Tính hàn, vị cay đắng, có công dụng thanh nhiệt giải độc mạnh hơn hoa cúc trắng, thường được sử dụng điều trị các chứng can đởm hỏa nhiệt hoặc cảm mạo do phong nhiệt, có thể điều trị họng sưng đau, ung nhọt. Hoa cúc vàng thường được pha cùng kim ngân hoa, quyết minh tử để nâng cao công dụng thanh nhiệt.

Hoa thược dược: Trà hoa thược dược có vị hơi đắng, nhưng thơm mát, có tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, dùng chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó...

Trà hoa hồng

Hoa hồng: Vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, đi vào kinh tỳ can, có thể điều hòa khí huyết, hoạt huyết tán ứ, lý khí giải uất, dưỡng nhan, tiêu ban, rất tốt cho những bệnh nhân kinh nguyệt không đều, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, da bị tàn nhang, tẩy trừ vết thâm nám trên da. Trong hoa hồng chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng cao vitamin C, có công dụng chống lão hóa. Hoa hồng có thể pha cùng với kỳ tử, táo đỏ, cúc trắng, long nhãn... để tăng thêm hương vị của trà và có tác dụng bổ dưỡng khí huyết.

Hoa nhài: Tính ôn, vị cay ngọt, đi vào kinh can tỳ vị, có công dụng sơ can hòa vị, lý khí giải uất, an thần, giúp điều chỉnh nội tiết, chống lão hóa, giảm căng thẳng thần kinh. Trà hoa nhài còn có công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, điều trị các bệnh lở loét. Ngoài ra uống trà hoa nhài có thể giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh, giảm béo. Trà hoa nhài kết hợp với hoa hồng nâng cao công dụng sơ can giải uất, điều kinh dưỡng nhan, giảm béo.

Lưu ý: Trà nhài và trà hoa hồng đều có tác dụng điều khí, vì vậy phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên thận trọng khi dùng.

Hoa kim ngân: Tính hàn, vị ngọt, đi vào kinh phế tâm vị, có công dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn tiêu viêm, hiệu quả tốt trong điều trị viêm họng, sưng đau amidan, mụn nhọt, viêm đường ruột. Ngoài ra, trà kim ngân hoa còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên, đau răng.

Trà hoa kim ngân thích hợp uống khi xuất hiện các triệu chứng cảm nhẹ bên ngoài, nếu cảm quá nặng thì cần phải kết hợp với thuốc để chữa trị.

Hoa tam thất: Tính mát, vị ngọt hơi đắng, đi vào kinh can thận, có công dụng thanh nhiệt, bình can, hạ áp, sinh tân chỉ khát. Hoa tam thất có công dụng ức chế trung khu thần kinh, giúp giảm đau, an thần, sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, trà hoa tam thất còn có công dụng hạ mỡ máu hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Hoa ngọc lan: Tính ấm, vị hơi cay, mùi thơm nồng đặc trưng, đi vào kinh phế thận, có công dụng thông khiếu, tiêu viêm, ích phế. Trà hoa ngọc lan giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau đầu, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh viêm mũi.

Hoa atiso đỏ (còn gọi là bụt giấm): Tính mát, vị chua, đi vào kinh thận, công dụng trừ ho, hạ huyết áp, giải rượu. Ngoài ra, hoa atiso đỏ còn kháng khuẩn và giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Loại hoa này có chứa những flavonoid và muối khoáng trị cảm lạnh và giảm sưng ở mọi vùng của cơ thể.

Trà hoa atiso

Hoa atiso xanh: Tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, thúc đẩy bài tiết của gan mật, bảo vệ gan, tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa. Hoa atiso xanh còn có thể phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm béo.

Hoa oải hương: Không chỉ được biết đến với mùi hương dịu dàng thư giãn, loại hoa có màu tím này còn giúp ngủ ngon, hỗ trợ tiêu hóa, làm dịu chứng ợ nóng và giảm lo âu. Trà oải hương còn ngăn ngừa và làm giảm cảm lạnh, ho và thậm chí cả bệnh hen suyễn. Khi bị sốt, bạn có thể đắp bã trà oải hương lên trán để giảm sốt.

Hoa ngâu: Có vị cay ngọt, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, làm thư giãn bên trong người, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Hoa ngâu được dùng chữa ho hen và váng đầu, đầy trướng khó chịu ở ngực, nhọt độc, vàng da, hen suyễn, bế kinh, cao huyết áp, có thương tích do vấp ngã…

Hoa cẩm chướng: Trà hoa cẩm chướng được biết đến với những công dụng rất tốt cho sức khoẻ như giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp an thần, tỉnh táo, tăng cường sự trao đổi chất.

Hoa bất tử: Trà hoa bất tử không chỉ là loại trà đẹp mắt mà còn có những công dụng tốt cho sức khỏe như chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp giảm làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư. Trà giúp giảm stress, mệt mỏi, an thần, tăng cường máu lên não, cải thiện thị lực...

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1

Chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1

09:41 , 26/03/2024

Theo thông tin từ Bộ Y tế, mới đây, 1 bệnh nhân ở tỉnh Khánh Hòa đã tử vong do mắc cúm A/H5N. Đây là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 đến nay tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

18:40 , 25/03/2024

Ngày 25/3 là ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đối với ngành Y tế, hoạt động công tác xã hội dù ra đời chưa lâu nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua gian khó, bệnh tật.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

08:30 , 25/03/2024

Tại Thanh Hoá mỗi năm có hơn 7.000 bệnh nhân ung thư mới được phát hiện. Để đáp ứng yêu cầu điều trị ung thư, bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

07:05 , 25/03/2024

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện ở Việt Nam có hơn 85% trẻ em, 70% người trưởng thành mắc các bệnh lý răng miệng.

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

09:59 , 24/03/2024

Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại xã biên giới Yên Khương huyện Lang Chánh.

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

09:00 , 24/03/2024

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang chủ yếu được thanh toán khi bệnh nhân hoàn thành đợt khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiện có 5 trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

18:05 , 22/03/2024

Bệnh lao hiện vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây tử vong cao thứ hai sau COVID-19, trước cả bệnh HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay có chủ đề “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng việc thanh toán bệnh lao là hoàn toàn có thể. Tại tỉnh Thanh Hoá, ngành y tế Thanh Hoá đang nỗ lực để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

16:03 , 22/03/2024

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố. Để phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan:

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

08:00 , 22/03/2024

Những năm qua, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu về nhân lực của các cơ sở y tế. Tỷ lệ học sinh, sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo ngày càng được nâng cao.

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

07:20 , 22/03/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.