ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sóc Trăng: Người thầy thuốc "mát tay" với bệnh nhân tim mạch

Nói đến đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, hầu hết ai cũng biết đến bác sĩ Trương Tú Trạch- người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển ở lĩnh vực tim mạch của bệnh viện.

27/02/2020 11:35

Mới đây, chúng tôi đến Khoa Tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng gặp bệnh nhân Đoàn Thanh Bình (59 tuổi, ngụ huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng), người vừa được các thầy thuốc của Khoa Tim mạch cứu sống trong niềm vui, xúc động của người thân.

Bà Thi Thị Mai (vợ ông Bình) kể: “Ngày 18/2, chồng tôi đi đám giỗ có uống một hai ly rượu nhỏ thì bất ngờ lên cơn đau ngực, khó thở, mặt mày tái mét. Thấy vậy mọi người đưa ông lên Trạm y tế xã rồi chuyển sang Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng.

Lúc trên xe cấp cứu, ông gần như không biết gì, tôi nghĩ chắc ông không qua khỏi. Lên đến bệnh viện tỉnh, được các bác sĩ khám và chuyển vào Khoa Tim mạch ngay lập tức. Bác sĩ Trương Tú Trạch nói với tôi là phẫu thuật nhưng tôi không biết phải làm thế nào, tôi nói chờ con lên cho ông ấy gặp rồi tính, nhưng bác sĩ nói phải tiến hành nhanh mới có thể cứu kịp.

Vậy là tôi đánh liều ký giấy phẫu thuật. Cuối cùng, chồng tôi được cứu sống khi mà tôi và nhiều người cứ nghĩ chắc chắn là chết. Sau này các bác sĩ mới cho tôi biết là chỉ chậm khoảng 5 phút nữa là chồng tôi tử vong. Ơn này gia đình tôi nhớ mãi”.

 

Người thầy thuốc “mát tay” với bệnh nhân tim mạch - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bác sĩ Trương Tú Trạch, Trưởng khoa Tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng.

Hay như trường hợp của ông Trần Văn Út (58 tuổi, ngụ ấp Cảng Biển, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu) được chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong tình trạng đau ngực, ngộp thở, được chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

Sau đó, bệnh nhân Út được chụp mạch vành tim, phát hiện tắc hoàn toàn nhánh lớn nhất, mắc vòng toàn bộ và được chuyển vào Khoa Tim mạch để phẫu thuật, đặt stent động mạch vành. Sau hơn 30 phút, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân được cứu sống trong niềm vui của gia đình..

Đó chỉ là 2 trong số hơn 600 bệnh nhân về tim mạch được bác sĩ Trương Tú Trạch và đồng nghiệp cứu sống trong năm 2019 và đầu năm 2020.

 

Người thầy thuốc “mát tay” với bệnh nhân tim mạch - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bác sĩ Trạch đang thăm khám cho một bệnh nhân.

Trò chuyện cùng bác sĩ Trương Tú Trạch, chúng tôi được biết, bác sĩ Trạch quê huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Năm 1991, Trạch đăng ký dự thi và đậu ngay vào trường Đại học Y Dược TPHCM, nhiều người ở quê ai cũng tự hào, thán phục.

Năm 1997, sau khi tốt nghiệp Đại học, bác sĩ Trương Tú Trạch tiếp tục theo học chuyên ngành tim mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy thêm 2 năm. Sau đó, sác sĩ Trạch trở về Sóc Trăng nhận công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho đến nay.

Bác sĩ Trương Tú Trạch cho biết, từ những khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người, đến nay Khoa Tim mạch đã được đầu tư tốt hơn, với đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn vững vàng, cứu chữa thành công nhiều bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, tạo được niềm tin trong nhân dân.

“Có không ít bệnh nhân đi khám ở Khoa, sau đó lên bệnh viện tuyến trên, nhưng cuối cùng lại chọn quay trở về Khoa Tim mạch của Bệnh viện Sóc Trăng để điều trị. Có bệnh nhân từ An Giang đi thăm người thân ở Sóc Trăng bị bệnh được đưa vào cấp cứu thành công. Thậm chí, có cán bộ cấp tỉnh của một tỉnh khu vực ĐBSCL cũng vào khám chữa bệnh và được phẫu thuật thành công bệnh tim của mình”, bác sĩ Trạch chia sẻ.

 

Người thầy thuốc “mát tay” với bệnh nhân tim mạch - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bác sĩ Trạch trong một ca phẫu thuật.

Một chủ doanh nghiệp ở Sóc Trăng bị nhồi máu cơ tim cấp được bác sĩ Trạch cứu sống. Từ đó, khi biết có nhiều bệnh nhân bị bệnh về tim có hoàn cảnh khó khăn nên ông này đã vận động người quen lập quỹ giúp bệnh nhân nghèo phẫu thuật tim ở Khoa Tim mạch. “Âu đó cũng là xuất phát từ tình cảm của anh em chúng tôi đối với bác sĩ Trạch và các y, bác sĩ trong Khoa”, chủ doanh nghiệp này bày tỏ.

Theo bác sĩ Trương Tú Trạch, đối với các bệnh nhân bị tim mạch, sự sống chỉ tính bằng giây, bằng phút. Vì thế, việc chuyển tuyến mà không được can thiệp tại chỗ khiến bệnh nhân khó bảo toàn được tính mạng hoặc để lại hậu quả xấu. Chính vì vậy, Khoa Tim mạch đã chủ động đề xuất và lãnh đạo bệnh viện đã đã cử nhiều bác sĩ đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM để học hỏi kỹ thuật. Từ đó, người bệnh tim ở Sóc Trăng và các tỉnh lân cận được điều trị bằng kỹ thuật cao tại địa phương, không cần tới TPHCM chữa trị.

“Chúng tôi phải chạy đua với thời gian để giữ được sự sống cho bệnh nhân, có những ca chúng tôi thực hiện phẫu thuật chỉ trong vòng 15 phút là xong, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng”, bác sĩ Trạch cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lạc- Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Bác sĩ Trạch là người có chuyên môn vững vàng, tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Lúc nào bác sĩ Trạch cũng đặt trách nhiệm cứu người lên trên hết. Có thể nói, bác sĩ Trạch là tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ thầy thuốc của chúng tôi”.

 

Người thầy thuốc “mát tay” với bệnh nhân tim mạch - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Khi chúng tôi hỏi về điều tâm đắc nhất của mình trong công tác, bác sĩ Trương Tú Trạch vui vẻ nói: “Cứu người là trách nhiệm của người thầy thuốc chúng tôi. Tôi tâm đắc nhất là đến nay, quan điểm, tư tưởng, ý thức của người dân đã có sự thay đổi rất nhiều trong khám, chữa bệnh. Trước đây khi có bệnh, hầu hết bà con đều chọn giải pháp là đi lên các bệnh viện tuyến trên nhưng bây giờ đã khác, bà con đã có niềm tin vào chúng tôi nên không xin chuyển tuyến nữa. Điều đó là niềm vui, niềm động viên rất lớn đối với anh em bác sĩ chúng tôi.

Tôi luôn nói với mọi người là lấy hiệu quả công việc chữa bệnh làm tiêu chí phấn đấu. Người dân chỉ thực sự tìm đến với chúng ta khi chúng ta tạo cho họ niềm tin. Vì thế, chúng tôi luôn xác định phải tận tâm, tận tụy với người bệnh, xem người bệnh như là người thân ruột thịt của mình”.

Bác sĩ "bỏ học" để cứu bệnh nhân

Nói về bác sĩ Trương Tú Trạch, nhiều người vẫn thường kể cho nhau nghe câu chuyện bác sĩ Trạch “bỏ học” để cứu bệnh nhân. Đó là sáng ngày 18/11/2019, bác sĩ Trạch lên xe đi TPHCM để học.

Khi xe chạy được khoảng 15 phút thì nhận tin có bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp. Ngay lập tức, bác sĩ Trạch quay trở về Khoa Tim mạch để cấp cứu cho bệnh nhân.

Khi bệnh nhân được đưa vào Phòng thông tim can thiệp, bác sĩ Trạch cùng các cộng sự tiến hành đặt stent mạch vành tái thông đường chảy bị tắc nghẽn do cục máu đông.

Sau can thiệp, bệnh nhân qua nguy kịch. Lúc đó, bác sĩ Trạch mới yên tâm lên xe vượt gần 250km lên TPHCM để đi học.

Năm 1999, bác sĩ Trương Tú Trạch nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 2004, anh lại tiếp tục học Thạc sĩ chuyên ngành tim mạch tại trường Đại học Y Dược TPHCM. Năm 2007, anh được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng khoa Tim mạch và năm 2018 giữ chức vụ Trưởng khoa này.

Hiện nay, vừa công tác, bác sĩ Trạch vừa tiếp tục học lên và chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tim mạch tại trường Đại học Y Dược TPHCM.

Cao Xuân Lương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.