ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp?

Nhiều quốc gia vẫn khuyến nghị nên hạn chế lượng thịt đỏ và thịt chế biến trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim, tiểu đường, thậm chí là ung thư.

06/06/2020 08:37

1.Thịt đỏ là gì?

 

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thịt đỏ là thịt được lấy từ phần cơ bắp của tất cả các loại động vật có vú, bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt ngựa, thịt dê…

2.Thịt chế biến là gì?

 

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thịt chế biến là những loại thịt đã được biến đổi về tính chất bằng cách ướp muối, ủ lên men, hun khói hoặc các phương pháp khác với mục đích tăng cường hương vị hoặc thời hạn bảo quản. Hầu hết các sản phẩm thịt chế biến đều chứa thịt heo hoặc thịt bò. Bên cạnh đó, một thành phần khác có thể xuất hiện trong sản phẩm này còn có: các loại thịt đỏ khác, thịt gia cầm, nội tạng hoặc các sản phẩm phụ từ thịt như máu. Ví dụ về thịt chế biến bao gồm xúc xích, jambon, thịt đóng hộp…

3.Vì sao thịt đỏ và thịt chế biến được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) quan tâm?

 

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng, sự gia tăng ở mức thấp trong nguy cơ mắc một số bệnh ung thư có thể liên quan đến việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến. Mặc dù những rủi ro này là nhỏ, nhưng chúng lại rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, vì có nhiều người trên thế giới ăn thịt. Bên cạnh đó, lượng thịt tiêu thụ lại đang gia tăng mạnh ở các nước thu nhập thấp và trung bình. 

4.Phương pháp an toàn nhất để chế biến các món thịt là gì?

 

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp? - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao hoặc để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa/bề mặt nóng, như khi nướng hoặc chiên, khiến một số loại hóa chất gây ung thư được sản sinh nhiều hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu để IARC đưa ra kết luận về việc liệu cách nấu thịt có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư hay không.

5.Ăn thịt sống liệu có an toàn hơn?

 

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp? - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hiện chưa có dữ liệu chính thống nào để giải đáp cho câu hỏi này (về khía cạnh nguy cơ gây ung thư). Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, việc ăn thịt sống làm tăng nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng hoặc ngộ độc thức ăn.

6.Thịt đỏ được xếp vào nhóm 2A, trong bảng các chất có thể gây ung thư cho con người, điều đó có nghĩa là gì?

Đối với thịt đỏ, việc xếp loại dựa trên các bằng chứng dịch tễ học cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ và rủi ro phát triển ung thư đại trực tràng.

7.Thịt qua chế biến được xếp vào nhóm 1, các chất gây ung thư ở người, điều đó có nghĩa là gì?

Được xếp vào nhóm 1, đồng nghĩa với việc đã có đầy đủ các bằng chứng thuyết phục cho thấy thịt chế biến là tác nhân gây ung thư ở người. Các bằng chứng này thường đến từ nghiên cứu dịch tễ học về rủi ro phát triển ung thư ở người ăn nhiều thịt chế biến.

8.Thịt chế biến còn nằm cùng nhóm chất gây ung thư với thuốc lá và amiăng. Điều này có đồng nghĩa với việc thịt chế biến cũng nguy hại như 2 tác nhân này?

 

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp? - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thịt chế biến nằm cùng nhóm với các nguyên nhân gây ung thư như hút thuốc lá và amiăng, nhưng điều này không có nghĩa là chúng đều nguy hiểm như nhau. Các phân loại của IARC mô tả độ tin cậy của bằng chứng khoa học về một tác nhân là nguyên nhân gây ung thư, thay vì đánh giá mức độ rủi ro của chúng.

9.Những loại ung thư có liên quan đến việc ăn thịt đỏ?

 

10 câu hỏi thường gặp về rủi ro ung thư của việc ăn thịt được WHO giải đáp? - 7
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bằng chứng đáng tin cậy nhất hiện có đã chỉ ra thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, bằng chứng này vẫn chưa thực sự đủ sức thuyết phục về mặt khoa học. Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ của thịt đó với ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.

10.Tôi có nên dừng ăn thịt hay không?

Nhiều quốc gia vẫn khuyến nghị mọi người nên hạn chế lượng thịt đỏ và thịt chế biến trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim, tiểu đường, hoặc các bệnh khác. Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ ăn cân đối với đầy đủ các thành phần từ thực vật cho đến động vật sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất trọn vẹn nhất.

Minh Nhật

Theo WHO


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

Nhiều người dân mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân

10:34 , 10/04/2024

Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu dân cư xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bị mắc bệnh ngoài da chưa rõ nguyên nhân.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

11:19 , 09/04/2024

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống. Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: đau, hạn chế vận động thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt, tàn phế…và chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm đang được thực hiện hiệu quả bằng áp dụng các phương pháp y học cổ truyền góp phần phục hồi chức năng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.