ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Báo động dậy thì sớm ở trẻ em: Mất đến 20cm chiều cao so với chúng bạn

Có nhiều trẻ 6-7 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì như ngực nở, có kinh nguyệt, mọc râu, vỡ giọng. Trẻ bị dậy thì sớm sẽ thấp đến 12cm chiều cao (với nữ) và 20cm chiều cao (với nam) so với chúng bạn.

05/06/2020 20:22

6 tuổi đã có kinh nguyệt, ngực nở

Chiều 4/6, chị N.T.V (Hà Đông) đưa con gái 8 tuổi đến BV Nhi Trung ương khám. Chị không khỏi lo lắng vì con bé có ngực nở, dù chưa có kinh nguyệt. Mẹ bé cho biết, con kêu đau ngực từ lâu nhưng do dịch Covid-19 nên trì hoãn mãi mới đưa con đi khám bệnh.

 

Báo động dậy thì sớm ở trẻ em: Mất đến 20cm chiều cao so với chúng bạn - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

BS tư vấn cho một trường hợp dậy thì sớm tại BV Nhi Trung ương.

PGS.TS Bùi Phương Thảo, Phó Trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, những trường hợp như cháu bé 8 tuổi này không phải cá biệt. Một trẻ được coi là dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tuy nhiên, ở khoa đã tiếp nhận điều trị cho những trẻ mới 6-7 tuổi đã có kinh nguyệt, tuyến vú phát triển.

 

Báo động dậy thì sớm ở trẻ em: Mất đến 20cm chiều cao so với chúng bạn - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

PGS.TS Bùi Phương Thảo cho biết, tuổi điều trị tốt nhất ở dậy thì sớm là trước 6 tuổi.

Theo số liệu thống kê,  từ đầu năm đến nay, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 107 trường hợp trẻ dậy thì sớm đến khám, trong đó, chỉ có 60 - 70% số trẻ được điều trị. Trước đó năm 2019, con số này là gấp đôi. 

PGS Thảo kể về trường hợp bé gái 6 tuổi được điều trị 7 năm trước đó mới tới khám lại. Khi được 6 tuổi, bé được gia đình đưa đến khám với các biểu hiện tuyến vú phát triển, cao lớn hơn các bạn cùng trang lứa. Khi tiến hành các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán dậy thì sớm, bé mới 6 tuổi nhưng tuổi xương trẻ đã mức 13 tuổi. Bệnh nhi được điều trị tiêm thuốc 28 ngày một lần đến năm 11 tuổi. Sau khi được điều trị, chiều cao của bé gái này khi trưởng thành đạt gần 1,6m.

Với bệnh nhi 8 tuổi ở Hà Đông, TS.BS Nguyễn Ngọc Khánh, người khám trực tiếp cho biết, cô bé đã có tuyến vú phát triển, cao 1m30. Đặc biệt, tuổi xương của bé đã ở mức 12 tuổi. Trường hợp này nếu gia đình đồng ý điều trị 3 năm liên tiếp, tới 11 tuổi sẽ ngăn được ngực nở, ngăn có kinh nguyệt sớm nhưng chiều cao không còn được cải thiện nhiều, thường chỉ 2-3cm thậm chí chiều cao không cải thiện.

Điều trị tốt nhất trước 6 tuổi

PGS Thảo lưu ý, điều trị dậy thì sớm cho trẻ tốt nhất là ở thời điểm trước 6 tuổi bởi đây là giai đoạn tuổi xương ở trẻ bắt đầu tăng cao. Việc can thiệp điều trị đúng thời điểm này có tác dụng làm chậm quá trình dậy thì, cải thiện chiều cao khi trưởng thành, trẻ đạt chiều cao như chúng bạn.

Còn nếu không điều trị, trẻ mất từ 12cm (ở nữ) đến 20cm (ở nam) so với chúng bạn khi trưởng thành.

Nhưng ở lứa tuổi từ 6-8 trở lên, việc điều trị chỉ đạt mục đích tuyến vú không phát triển, chậm quá trình kinh nguyệt, còn cải thiện chiều cao không được nhiều, thường chỉ 2-3cm, thậm chí có trẻ chiều cao không cải thiện.

"Hơn một nửa số trẻ em mắc bệnh dậy thì sớm đều có chiều cao không quá 150cm. Đặc biệt, ở trẻ dậy thì trung ương, bé gái sẽ có chiều cao thấp hơn 12cm, bé trai thấp hơn 20cm so với bạn bè cùng trang lứa khi trưởng thành, nếu không được phát hiện và điều trị sớm", PGS Thảo cho hay.

PGS Thảo cho biết thêm, dậy thì sớm trung ương là nhóm thường gặp nhất ở trẻ gái do sự bài tiết quá mức hormone sinh dục từ trên não (hạ đồi - tuyến yên). Tuy nhiên đến 95% trẻ dậy sớm trung ương là vô căn, không tìm ra nguyên nhân. Còn dậy thì sớm ngoại biên ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Thường liên quan đến bướu buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận…

Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm

PGS.TS Bùi Phương Thảo cho hay, nếu trẻ gái có các biểu hiện như: ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt, tăng chiều cao; Ở bé trai, có các dấu hiệu như: tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, trứng cá, giọng trầm đi, tăng chiều cao... .nên cho trẻ đi khám sớm để chẩn đoán dậy thì sớm.

Trẻ sẽ được đánh giá mức độ dậy thì qua đánh giá tuổi xương, siêu âm tử cung buồng trứng, siêu âm thận xem có các khối bất thường hay không. Ngoài ra trẻ còn được tiến hành chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm hormone sinh dục.

Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đang quản lý hơn 1.000 trường hợp trẻ dậy thì sớm trung ương, trong đó, có hơn 500 trường hợp trẻ được điều trị ức chế phát triển.

PGS Thảo thông tin thêm, tỷ lệ trẻ gái dậy thì sớm chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ nam. Ở dậy thì sớm trung ương, cứ có một trẻ nam thì có tới 20 trẻ nữ dậy thì sớm. Tuy nhiên, nếu trẻ nam dậy thì sớm thì tỷ lệ mắc các bệnh về não rất lớn. 

Dù 95% dậy thì sớm ở bé gái là vô căn, nhưng việc theo dõi phát hiện sớm và điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp điều trị kịp thời, trẻ có độ tuổi phát triển như chúng bạn. 

Trẻ béo phì, sớm tiếp cận với những phim của người lớn là những yếu tố dẫn tới trẻ có thể dậy thì sớm.

Hiện nay, bệnh nhân điều trị ức chế dậy sẽ được tiêm liên tục đến năm 10 tuổi hoặc đến khi có tuổi xương 11-12 tuổi, với liệu trình 28 ngày/một mũi tiêm, với chi phí khoảng 3 triệu đồng.

PGS Thảo lưu ý thêm, hiện thuốc điều trị dậy thì sớm trung ương đã được BHYT chi trả. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cần lưu ý, trẻ phải có đủ giấy tờ chuyển BHYT đúng tuyến.

Theo quy định của BHYT, khi có giấy chuyển viện điều trị sẽ có giá trị trong 2 lần tiêm. Sau đó, đến lần tiêm thứ 3 lại phải xin chuyển BHYT lại từ đầu. Rất nhiều cha mẹ không biết điều này, lần 3 đến lịch tiêm đến thẳng viện sẽ không được quỹ BHYT chi trả.

Hồng Hải/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

18:40 , 25/03/2024

Ngày 25/3 là ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đối với ngành Y tế, hoạt động công tác xã hội dù ra đời chưa lâu nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua gian khó, bệnh tật.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

08:30 , 25/03/2024

Tại Thanh Hoá mỗi năm có hơn 7.000 bệnh nhân ung thư mới được phát hiện. Để đáp ứng yêu cầu điều trị ung thư, bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

07:05 , 25/03/2024

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện ở Việt Nam có hơn 85% trẻ em, 70% người trưởng thành mắc các bệnh lý răng miệng.

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

09:59 , 24/03/2024

Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại xã biên giới Yên Khương huyện Lang Chánh.

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

09:00 , 24/03/2024

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang chủ yếu được thanh toán khi bệnh nhân hoàn thành đợt khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiện có 5 trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

18:05 , 22/03/2024

Bệnh lao hiện vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây tử vong cao thứ hai sau COVID-19, trước cả bệnh HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay có chủ đề “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng việc thanh toán bệnh lao là hoàn toàn có thể. Tại tỉnh Thanh Hoá, ngành y tế Thanh Hoá đang nỗ lực để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

16:03 , 22/03/2024

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố. Để phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan:

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

08:00 , 22/03/2024

Những năm qua, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu về nhân lực của các cơ sở y tế. Tỷ lệ học sinh, sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo ngày càng được nâng cao.

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

07:20 , 22/03/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền  nhiễm

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm

18:00 , 20/03/2024

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hơn 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện vì các bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng.