ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyển gấp thiết bị y tế từ Hà Nội và Huế cứu ca Covid-19 nặng

Phát hiện bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, các bác sĩ đã hội chẩn gấp và quyết định đặt filter tĩnh mạch chủ dưới. Tuy nhiên, các thiết bị làm can thiệp không có sẵn ở Huế.

07/08/2020 09:37

Đây là trường hợp BN456, nữ, 55 tuổi (Hải Châu, Đà Nẵng) đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Bệnh nhân mắc Covid-19, có biểu hiện suy hô hấp cấp, hội chứng suy hô hấp tiến triển nhanh, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch chi dưới, tiên lượng rất nặng.

Chiều 5/8, tại Trung tâm cách ly và điều trị covid 19, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, nhóm chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng nhóm đã phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành hội chẩn, làm can thiệp tim mạch (đặt filter tĩnh mạch chủ dưới) để cấp cứu BN456.

 

Chuyển gấp thiết bị y tế từ Hà Nội và Huế cứu ca Covid-19 nặng - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Khi phát hiện bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, các bác sĩ đã phải hội chẩn gấp.

Trước đó, ngày 4/8, qua thăm khám lâm sàng, làm siêu âm tim và mạch máu, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân trên có huyết khối tĩnh mạch sâu từ khoeo đến tĩnh mạch chậu ngoài bên trái. Các chuyên gia hội chẩn gấp và quyết định làm can thiệp đặt filter tĩnh mạch chủ dưới để cấp cứu, phòng ngừa biến chứng tắc mạch phối cho bệnh nhân.

Theo các bác sĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể lan rộng tới tĩnh mạch chậu và cao hơn. Một biến chứng rất nguy hiểm của nó là tắc động mạch phổi làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt ở bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi và mắc kèm nhiều bệnh nền như BN456. Người bệnh có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đòi hỏi phải điều trị thuốc chống đông đường uống kéo dài, tuy nhiên có tới 33% số bệnh nhân vẫn gây tắc động mạch phổi thứ phát. 

Hơn nữa khi dùng thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như mắc Covid-19. Biện pháp đặt Filter tĩnh mạch chủ giúp chủ động dự phòng tắc động mạch phổi cho bệnh nhân.

Biện pháp này không phải là kỹ thuật quá khó, nhưng là thủ thuật lần đầu tiên can thiệp trên bệnh nhân Covid-19 đang có diễn biến nặng. Vì thế, bệnh nhân cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Ngoài ra, các thiết bị sử dụng làm can thiệp này không có sẵn ở Huế. Vì vậy, nhóm chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cấp tốc huy động và chuyển thiết bị này từ Hà Nội vào qua đường hàng không. Ca can thiệp cho bệnh nhân kéo dài khoảng 45 phút. 

Ngay trong đêm 5/8, bệnh nhân đã được chụp CT phổi để kiểm tra tổn thương phổi và theo dõi kỹ diến biến lâm sàng. Hiện bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng và được chăm sóc đặc biệt.

Trước đó bệnh nhân có chăm người nhà điều trị Bệnh viện Đà Nẵng, sau đó thì về quê tại Quảng Nam. Ngày 20/7, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng sốt, ho, đau ngực, khó thở, ho có đờm trắng. Bệnh nhân có khám và điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận Hải Châu ngày 24/7. Triệu chứng không giảm nên ngày 28/7, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ, TP Đà Nẵng. Bệnh được chẩn đoán viêm phế quản cấp lấy xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2. 

Sáng 29/7 bệnh mệt nhiều, ho có đờm trắng, khó thở, đau ngực, được cấp cứu tại khu cách ly riêng với chẩn đoán viêm phổi nặng, chưa loại trừ Covid-19, kèm tăng huyết áp, suy hô hấp. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 ngày 30/7 với chẩn đoán mắc Covid-19, luôn trong tình trạng rất nặng.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đang điều trị, cấp cứu cho 19 ca bệnh rất nặng, mọi chăm sóc đều do cán bộ y tế của bệnh viện đảm nhiệm. 

Hà An/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái

18:40 , 25/03/2024

Ngày 25/3 là ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đối với ngành Y tế, hoạt động công tác xã hội dù ra đời chưa lâu nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua gian khó, bệnh tật.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, điều trị ung thư

08:30 , 25/03/2024

Tại Thanh Hoá mỗi năm có hơn 7.000 bệnh nhân ung thư mới được phát hiện. Để đáp ứng yêu cầu điều trị ung thư, bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng

07:05 , 25/03/2024

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện ở Việt Nam có hơn 85% trẻ em, 70% người trưởng thành mắc các bệnh lý răng miệng.

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khám bệnh tình nguyện tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

09:59 , 24/03/2024

Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại xã biên giới Yên Khương huyện Lang Chánh.

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

5 trường hợp được thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế

09:00 , 24/03/2024

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang chủ yếu được thanh toán khi bệnh nhân hoàn thành đợt khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiện có 5 trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

Thanh Hoá phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035

18:05 , 22/03/2024

Bệnh lao hiện vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây tử vong cao thứ hai sau COVID-19, trước cả bệnh HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay có chủ đề “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng việc thanh toán bệnh lao là hoàn toàn có thể. Tại tỉnh Thanh Hoá, ngành y tế Thanh Hoá đang nỗ lực để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

16:03 , 22/03/2024

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố. Để phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan:

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

08:00 , 22/03/2024

Những năm qua, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu về nhân lực của các cơ sở y tế. Tỷ lệ học sinh, sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo ngày càng được nâng cao.

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

Tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

07:20 , 22/03/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống dịch ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền  nhiễm

Gia tăng bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm

18:00 , 20/03/2024

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hơn 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện vì các bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng.