ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Để xảy ra vi phạm, lãnh đạo địa phương, giám đốc bệnh viện,... chịu trách nhiệm

Các địa phương phải thực hiện thật nghiêm các chỉ đạo về theo dõi, cách ly người về từ Đà Nẵng theo đúng quy định. Người đứng đầu các địa phương, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Các bệnh viện phải thực hiện nghiêm quy định về an toàn dịch tễ. Nơi nào vi phạm thì giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan chủ quản của bệnh viện phải trực tiếp chịu trách nhiệm.

06/08/2020 16:08

Ngày 6/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, các chuyên gia và lãnh đạo Bộ Y tế đã dự báo, đánh giá diễn biến tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng và cả nước; phân tích ca bệnh mới ở Hà Nội;… qua đó đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới.

Các chuyên gia, lãnh đạo Bộ Y tế và thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất nhận định: Nguy cơ dịch bệnh đang thường trực ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ảnh: VGP/Đình Nam
Các chuyên gia, lãnh đạo Bộ Y tế và thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất nhận định: Nguy cơ dịch bệnh đang thường trực ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ảnh: VGP/Đình Nam

Tại cuộc họp, TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Đà Nẵng từ bệnh nhân đầu tiên, đến nay có 193 ca nhiễm COVID-19, đa số các bệnh nhân đều liên quan đến cụm 3 bệnh viện (Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình).

Đáng chú ý, trong đợt dịch này đã xuất hiện những chùm ca bệnh (nhiều người trong một nhà mắc bệnh). Bên cạnh đó cũng đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm COVID-19 nhưng chưa xác định có mối liên quan đến cụm cơ sở điều trị nêu trên; một số địa phương đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 trở về từ Đà Nẵng (Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang,…).

Tính từ ngày 7/7 (thời điểm dự đoán dịch xuất hiện) đến nay đã qua khoảng 5 chu kỳ lây nhiễm. Ngay sau khi phát hiện ca đầu tiên ở Đà Nẵng, bắt đầu từ những ngày 26 - 28/7, Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương đã áp dụng đồng bộ các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch. Theo đó những địa phương đã áp dụng nghiêm việc kiểm soát, dự báo sau 14 ngày triển khai (khoảng 1 tuần nữa) số ca lây nhiễm sẽ giảm.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, lần này áp lực chống dịch lớn hơn lần trước nhiều vì chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Theo ông, ngay từ ca nhiễm đầu tiên, Bộ Y tế đã ý thức được sự phức tạp ở Đà Nẵng nên đã chỉ đạo quyết liệt công tác ứng phó dịch bệnh. Bên cạnh việc tập trung dập dịch trong cụm 3 bệnh viện, Bộ Y tế cũng đặt trọng tâm trong việc phòng, chống các ca bệnh trong cộng đồng.

Bộ Y tế sử dụng tất cả các phương án để nâng cao năng lực xét nghiệm. Tốc độ xét nghiệm cao gấp gần 3 lần so với thời kỳ cao điểm hồi tháng 4/2020. Đồng thời, Bộ điều động nhiều nhân lực giỏi vào hỗ trợ Đà Nẵng ứng phó dịch bệnh. Chưa bao giờ Bộ Y tế tung một lực lượng lớn như vậy vào Đà Nẵng.

Bộ Y tế đánh giá nguy cơ lớn nhất, hiện hữu nhất là nhóm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế ở cụm 3 bệnh viện. Do vậy cần tiếp tục quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ truy vết và cách ly tập trung các ca F1.

Nhóm nguy cơ thứ 2 là những người đã đi đến từ Đà Nẵng (từ ngày 1/7 đến nay) nhưng không có mối liên hệ với cụm 3 bệnh viện như các ca bệnh tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội...

GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ngành y tế đang nỗ lực kiểm soát tình hình ở Đà Nẵng. Công tác phòng, chống dịch không phải là câu chuyện riêng ở Đà Nẵng mà tất cả các địa phương đều phải vào cuộc.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cũng cho biết qua kiểm tra, rà soát tình hình chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT, các địa phương đã và đang chuẩn bị rất nghiêm túc, theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn, hiệu quả.

Về công tác quản lý biên giới, xuất nhập cảnh, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho biết, thời gian qua lực lượng Biên phòng tiếp tục duy trì nghiêm các các tổ chốt phòng, chống dịch tại các đường mòn lối mở trên biên giới; tăng cường tuần tra, kiểm soát; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an phát hiện, đấu tranh với các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi tiếp tay, đưa người xuất nhập cảnh trái phép.

Sau khi nghe phát biểu của đại diện Bộ Y tế, các chuyên gia,… Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã thảo luận, thống nhất một số nội dung cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

Cụ thể, qua phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm, Ban Chỉ đạo cho rằng càng ngày càng đầy đủ cơ sở cho thấy thành phố Đà Nẵng là ổ dịch với tâm dịch là cụm 3 bệnh viện. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là việc giãn cách xã hội trên toàn thành phố Đà Nẵng và một số huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam, không để dịch lan ra bên ngoài.

Ban Chỉ đạo cũng nhận định, trong những ngày tới đây, theo tiến độ xét nghiệm, hằng ngày có thể ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm bệnh mới liên quan tới cụm bệnh viện Đà Nẵng hoặc một số địa bàn ở thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới từng ngày không phản ánh xu thế tăng hay giảm của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân nặng đang điều trị tại 3 khoa hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo của Bệnh viện Đà Nẵng, tính mạng vốn đã rất mong manh lại bị nhiễm thêm COVID-19 nên trong những ngày tới có thể có thêm một số bệnh nhân tử vong.

Các chuyên gia, lãnh đạo Bộ Y tế và thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất nhận định: Nguy cơ dịch bệnh đang thường trực ở tất cả các tỉnh, thành phố. Nguy cơ này không chỉ đến từ những người ở Đà Nẵng về, nhưng trước hết là những người từ Đà Nẵng về địa phương.

Do đó, các tỉnh, thành phố phải thực hiện thật nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế về theo dõi, cách ly người về từ Đà Nẵng theo đúng quy định. Người đứng đầu các địa phương, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để xảy ra vi phạm. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm các địa phương xảy ra vi phạm.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo quốc gia cho rằng, dù mầm bệnh xuất hiện ở cộng đồng hay ở trong bệnh viện thì cuối cùng người nhiễm COVID-19 vẫn phải tới bệnh viện, do vậy, các bệnh viện vẫn là nơi xung yếu.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trong các cơ sở khám chữa bệnh, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế  đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch, chống nhiễm khuẩn, đảm bảo phân luồng, phân tuyến cho người đến khám, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng không có các biện pháp phòng hộ cho người đến khám và nhân viên y tế; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bệnh nhân đang điều trị, nhất là các khoa có nhiều ca bệnh nặng, bị lây nhiễm trong một thời gian mà không biết.

Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn dịch tễ. Nơi nào vi phạm thì giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan chủ quản của bệnh viện trực tiếp chịu trách nhiệm./.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Thanh Hóa


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

Hơn 90% nguồn tạng hiến từ người cho sống

07:00 , 16/04/2024

Sau hơn 30 năm triển khai ghép tạng, Việt Nam đã ghép được đầy đủ tạng mà thế giới đã ghép được. Tuy nhiên, nguồn hiến tạng từ người cho chết não còn rất thấp. Hơn 90% nguồn tạng hiến cho các ca ghép là từ người cho sống.

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

Việt Nam: Nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng số ca mắc

06:50 , 16/04/2024

Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm đang gia tăng nhanh số ca mắc. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần tăng cường các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da ở xã Vĩnh Hòa

09:50 , 15/04/2024

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, chùm ca bệnh bị bệnh ngoài da ở xóm Chùa Vĩnh Nghiêm, thôn Quang Biểu, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc được xác định là bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra.

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

Thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng tránh đột quỵ

18:08 , 14/04/2024

Những năm gần đây, bệnh nhân bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều người dân, đặc biệt là người cao tuổi lo lắng, tìm kiếm các loại thuốc, thực phẩm chức năng để phòng bệnh đột quỵ. Lợi dụng tâm lý này, nhiều cá nhân, đơn vị đã bán và quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng đột quỵ. Tuy nhiên,các bác sĩ cho biết, thực phẩm chức năng không có tác dụng phòng chống bệnh đột quỵ.

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

Tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang điện tử chậm

07:00 , 13/04/2024

Trung tâm Thông tin y tế quốc gia cho biết, tiến độ chuyển giao từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước rất chậm.

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

Lần đầu tiên Việt Nam chia tách gan người hiến thành công để ghép cho 2 người

06:45 , 13/04/2024

Từ gan của nam thanh niên bị chết não, các bác sĩ của các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam phối hợp với y bác sĩ tại Quảng Ninh đã tách đôi, ghép gan thành công cho hai người, một trẻ em, một người lớn. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người, tạo nên cột mốc mới cho kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam.

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

Nữ điều dưỡng hiến tạng cứu 4 người

06:03 , 13/04/2024

Mới đây, một trường hợp là nữ điều dưỡng mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột, dù được cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi, gia đình đã đồng ý hiến tạng để cứu 4 người khác. Trong đó, 1 người được ghép tim, 2 người được ghép thận và 1 người được ghép gan.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết

18:26 , 12/04/2024

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến huyện

09:37 , 12/04/2024

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ… là những giải pháp mà các bệnh viện tuyến huyện đang thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với các bệnh viện trước bài toán tự chủ.

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em

09:00 , 12/04/2024

Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.