ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vấn đề chú thích ảnh báo chí

Ngày 25/9, bức ảnh của Don Emmert, phóng viên hãng thông tấn AFP tại New York, chụp một đại biểu Việt Nam ngủ say trong hội trường trụ sở Liên hợp quốc, gây ồn ào trên mạng nhiều ngày liền. Những ý kiến trái chiều về tấm hình này khởi đi từ một thông tin chưa làm rõ: khoảnh khắc bấm máy là lúc giải lao hay trong phiên họp.

18/11/2018 23:31

 

Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM) tổ chức lễ trưởng thành cho học sinh lớp 12 vào ngày 26/5/2018. Phút chia tay bạn bè trong ngày cuối cấp khiến nhiều học sinh, phụ huynh bật khóc. Ảnh của báo Tuổi Trẻ. Ảnh này bị dùng nhầm cho sự kiện phụ huynh và học sinh Hà Nội khóc trong ngày 5/7/2018 vì không xin được vào học lớp 10 ở các trường THPT công lập Hà Nội
 

Đừng coi thường chú thích ảnh

Từ câu chuyện về bức ảnh báo chí ấy, xin được phép bàn thêm một khía cạnh nhỏ trong tác nghiệp: đừng coi thường chú thích (caption) cho ảnh báo chí.

Tư duy cũ - đôi nơi, đôi chỗ - vẫn còn ảnh hưởng trong cách biên tập và sử dụng ảnh hiện nay. Đời sống báo chí những năm qua cũng xảy ra nhiều chuyện dùng ảnh cũ, hoặc ảnh ở nước ngoài để gán cho sự kiện mới hoặc sự kiện ở Việt Nam. Cứ mỗi lần lũ lụt là tấm ảnh một người phụ nữ leo nóc nhà, những em bé vẫy tay từ mái ngói lại được tái sử dụng.

Đã có một thời, chúng ta coi nhẹ ảnh báo chí do thiếu thốn máy móc, vật tư ngành ảnh. Cách đây 20 - 30 năm, thực trạng dùng ảnh trên báo nước ngoài để minh họa vô thưởng, vô phạt cho nhiều bài viết của báo chí trong nước khá phổ biến. Cùng với quá trình hội nhập, ý thức về bản quyền được nâng lên, cùng với năng lực tư duy đa phương tiện và điều kiện thiết bị cho phép, ảnh báo chí ngày nay được chú trọng hơn. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy mới chỉ ở bước đầu.

Ngày 5/7/2018, một bức ảnh xuất hiện trong nhiều bài viết để minh họa cho thông tin về sự khó khăn trong chuyện xin vào học lớp 10 ở các trường THPT Hà Nội (hiện nay vẫn còn trên mạng, ví dụ bài “Khóc trước cổng trường công lập: Nghịch lý ở đâu?”) là bức ảnh được chụp từ... thành phố Hồ Chí Minh trong một sự kiện không liên quan cách đó gần 2 tháng.

Thậm chí, sau khi báo dùng lại tấm ảnh ấy cho sự kiện ở Hà Nội, có một nhà báo còn bình luận về bức ảnh trong một bài viết có tên “Nước mắt đi tìm tương lai”: “Tôi nhìn mãi, nghĩ mãi, ám ảnh mãi về tấm hình một người đàn ông ôm con gái của mình. Và người đàn ông ấy khóc. Anh khóc vì con mình không vào được trường phổ thông hệ công lập. Có lẽ, với nhiều người, tấm vé “BOT giáo dục”, tấm vé để được đi con đường đến với tương lai qua cổng trường tư thục là một gánh quá nặng, họ khó có thể lo toan được dù đã đổ cả mồ hôi và nước mắt để lót đường”. Thực tế thì đây là tấm ảnh chụp vào ngày 26/5, khi trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM) tổ chức lễ trưởng thành cho học sinh lớp 12. Phút chia tay bạn bè trong ngày cuối cấp khiến nhiều học sinh, phụ huynh bật khóc.

Ít nhất 80 người đã thiệt mạng khi tháp Grenfell Tower, tòa nhà 24 tầng ở Bắc Kensington (London, Anh)

bùng cháy dữ dội vào ngày 14/6/2017. (Ảnh: Guilhem Baker)

Tác động mạnh hơn cả ngàn bài viết

Trong câu chuyện bức ảnh “nhà ngoại giao ngủ gật”: Đừng hiểu “thời điểm” trong chú thích ảnh chỉ là ngày chụp, giờ chụp. Câu chuyện người xem không rõ thời điểm chụp ảnh ở đây là: chụp lúc giải lao hay chụp lúc hội nghị diễn ra. Tất cả những người biết đọc chữ tiếng Anh hay thậm chí tiếng Việt, tiếng Pháp chắc chắn đều giải mã 2 chữ Việt Nam trên bức ảnh 1 về cơ bản là giống nhau, nhưng chỉ dựa vào hình ảnh, không ai biết khoảnh khắc bấm máy là lúc nào. Nếu trả lời đúng bản chất câu hỏi ấy, câu chuyện tranh luận chắc đỡ ồn ào vì tính đúng sai của hành vi hơn.

Hình ảnh trên báo chí truyền thông là thông điệp không có bộ mã, và vì thế, không phải ai cũng “đọc” ra thông tin giống nhau, hoặc ít nhất, giống ý đồ của nhà truyền thông.

Lịch sử báo chí - truyền thông cho thấy, một bức ảnh báo chí có giá trị có hiệu quả tác động hơn cả ngàn bài viết. Trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều bức ảnh báo chí của phóng viên chiến trường đã có tác động đến chính sách của Nhà Trắng, thúc giục hàng vạn thanh niên Mỹ phản đối “chiến tranh Việt Nam”, động viên hàng ngàn thanh niên miền Bắc viết đơn xin được lên đường ra tiền tuyến...

Hình ảnh tác động rất mạnh đến cảm xúc. Và từ trái tim, từ sự yêu ghét, thông tin từ hình ảnh có giá trị dẫn dắt thái độ, hành động. Nhưng, tự thân hình ảnh không làm được chuyện đó nếu không kết hợp các loại ngôn ngữ khác.

​“Chú thích ảnh” (caption) dùng chữ viết để diễn đạt thông tin bổ trợ cho những điều bức ảnh không nói được hoặc khó nói được. Ảnh báo chí hay video, clip hầu hết phải có chú thích hay lời bình, bởi rất nhiều thứ trong cuộc sống này không có hình hài, không thể sờ mó được và tất nhiên, không thể chụp hình, quay phim được. Ví dụ như, chúng ta không thể chụp hình, quay phim “thị trường xăng dầu”hoặc chúng ta không thể chụp hình, quay phim “lòng yêu nước” được, vì đó là những hiện thực không có hình hài, rất trừu tượng. Chữ viết hay lời nói trong chú thích ảnh hoặc lời bình của video là ngôn ngữ con người, là phương tiện tư duy và có bộ mã quy ước nên nó có thể diễn đạt những gì có tính chất lý luận, trừu tượng, bổ trợ đắc lực cho hình ảnh.

Ảnh báo chí không phải là ảnh nghệ thuật. Ảnh báo chí diễn đạt sự kiện. Và chú thích ảnh là một thành tố trong tác phẩm để góp phần trình bày đầy đủ hơn các khía cạnh của sự kiện ấy. Các nhà chuyên môn khuyến cáo, nên viết chú thích ảnh theo công thức kinh điển 5W+H. Những gì hình ảnh đã trả lời được cho các câu hỏi (what, when, where, who, why, how?) thì thôi, những gì ảnh không nói được thì cần ghi rõ.

Một bức ảnh nếu chú thích không đầy đủ, nhất là các yếu tố thông tin như thời điểm, không gian (mà bản thân “ngôn ngữ ảnh” khó tự thể hiện), đôi lúc đôi chỗ có thể gây hậu quả khó lường.

Câu hỏi về thời điểm bấm máy cho thấy, chú thích không thể xem là phần phụ, chỉ có tính chất bổ sung cho nội dung thông điệp của tác phẩm ảnh.

Theo Phan Văn Tú/Người làm báo

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nỗ lực về đích chuyển đổi số cấp xã năm 2024

Nỗ lực về đích chuyển đổi số cấp xã năm 2024

08:23 , 19/09/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã công nhận 79 đơn vị cấp xã hoàn thành các tiêu chí chuyển đổi số, nâng tổng số xã, phường, thị trấn hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số lên 114 đơn vị. Hiện, Thanh Hoá tiếp tục nỗ lực, hoàn thành mục tiêu có 200 đơn vị cấp xã hoàn thành tiêu chí chuyển đổi số trong 2024.

Ghi nhận từ hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX

Ghi nhận từ hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX

08:12 , 19/09/2024

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024 diễn ra từ ngày 16/9 đến ngày 19/9 với sự tham gia của 67 giảng viên đến từ các trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Với sự tổ chức bài bản, nghiêm túc, hội giảng thực sự là “sân chơi” chuyên nghiệp để các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Ưu tiên miễn, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

Ưu tiên miễn, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

08:00 , 19/09/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị các trường đại học miễn, giảm học phí với sinh viên chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Du lịch Việt Nam tăng tốc đón khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng tốc đón khách quốc tế

07:51 , 19/09/2024

Những tháng cuối năm là mùa cao điểm đón du khách nước ngoài. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đang nhanh chóng chuẩn bị các sản phẩm du lịch hấp dẫn đón các đoàn khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, tránh rét mùa đông.

Ghi nhận từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Hậu Lộc

Ghi nhận từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Hậu Lộc

07:48 , 19/09/2024

Xác định phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm, Hội Nông dân huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, hội viên nông dân đổi mới tư duy, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Thường Xuân: Hơn 9,7 tỷ đồng phát triển mô hình giảm nghèo

Thường Xuân: Hơn 9,7 tỷ đồng phát triển mô hình giảm nghèo

07:44 , 19/09/2024

Thực hiện Dự án về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc “Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa được giao thực hiện trong 2 năm (từ 2022 - 2023) là trên 9,7 tỷ đồng. Năm 2024 đang thực hiện rà soát nên chưa phân bổ nguồn vốn.

Sản lượng thủy sản đạt 148.000 tấn

Sản lượng thủy sản đạt 148.000 tấn

07:41 , 19/09/2024

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, 8 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 148.000 tấn, đạt 69,84% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác là hơn 94.100 tấn, đạt 67,96% kế hoạch; sản lượng nuôi trồng gần 53.900 tấn, đạt 72,3% kế hoạch.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão Yagi

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão Yagi

07:40 , 19/09/2024

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm hoặc ưu đãi lãi suất cho vay đối với khách hàng, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão Yagi và hoàn lưu bão gây ra. Qua đó, chung tay chia sẻ, giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kỳ vọng xuất nhập khẩu lập kỷ lục 800 tỷ USD

Kỳ vọng xuất nhập khẩu lập kỷ lục 800 tỷ USD

07:39 , 19/09/2024

Số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng gần đây của Việt Nam đều vượt mốc 70 tỷ USD, riêng trong tháng 8, xuất khẩu đã đạt gần 38 tỷ USD. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam hoàn toàn có thể xác lập kỷ lục mới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD vào cuối năm nay.

Dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hoá ngày 19/9

Dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hoá ngày 19/9

05:51 , 19/09/2024

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá dự báo, do ảnh hưởng cơn bão số 04, vùng biển ven bờ gió mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; Vùng biển ngoài khơi gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8- 9.