ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng

So với nhiều tỉnh, thành phố, Thanh Hóa có nhiều loại nông sản có thể sản xuất quy mô lớn, tạo ra nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Việc sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ cũng là điều kiện để nâng cao giá trị sản xuất nông sản. Tuy nhiên, chế biến nông sản vẫn là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tại Thanh Hóa.

Thanh Tâm - Đức Anh

14/03/2023 19:01

Xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc có 400 ha đất canh tác, trong đó 200ha chuyên canh các loại rau màu như cải bó xôi, khoai tây, ớt, đậu tương rau…Để nâng cao giá trị sản xuất, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức, hướng dẫn bà con nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP. Mỗi năm, khoảng 4000 tấn rau, quả của bà con ở đây sản xuất được doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ theo hợp đồng. Giá trị thu nhập rau màu của xã Phú Lộc đạt 350 triệu/1 ha/1 năm, cao hơn 3 lần so với mức trung bình trên đất trồng trọt của tỉnh.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 2.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 3.

Ông Hoàng Văn Toản, Giám đốc HTX DVNN Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Hoàng Văn Toản, Giám đốc HTX DVNN Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tổ chức tập huấn, cho bà con đi thăm quan các mô hình tỏng và ngoài tỉnh, về hợp đồng, sản xuất theo chuỗi mang lại giá trị kinh tế cao."

Tại xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, 25 ha đất trồng lạc, vừng trước đây đã trở thành vùng nguyên liệu gắn với chế biến sau khi được doanh nghiệp thuê lại và chuyển sang trồng khoai tây, rau màu. Người nông dân, ngoài nguồn thu ổn định từ việc cho thuê đất 3,4 triệu 1 sào/ năm, mỗi tháng có thêm thu nhập từ 4-5 triệu đồng nhờ việc trợ thành người lao động làm việc cho doanh nghiệp. Giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích nhờ vậy tăng đang kể.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 4.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 5.

Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đảng ủy, chính quyền vận động nhân dân dồn đất cho doanh nghiệp thuê, trồng 3 vụ 1 năm khoai, bí xanh, bí đỏ.  Hiệu quả rất cao, đạt 350-400 triệu/1 ha/1 năm."

Sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ mang lại hiệu quả rõ rệt, trung bình giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích cao hơn từ 20% trở lên so với sản xuất thông thường. Tuy nhiên, hiện nay, tại phần lớn các địa phương, đối với cây trồng cây lương thực và rau màu, hình thức liên kết sản xuất gắn với chế biến đang chỉ là những mô hình. Qúa trình triển khai gặp không ít khó khăn do hạn chế về cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất, diện tích manh mún, khâu tổ chức sản xuất …

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 6.

Ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tổ chức của nhân dân vào HTX, tổ hợp  tác để tạo ra cánh đồng lớn, trồng 1 loại cây trồng có những hạn chế do đất manh mún… Thứ 2 là doanh nghiệp, nhiều khi thị trường bấp bênh, liên kết thiếu chặt chẽ."

Với sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 1,4 triệu tấn lúa, 200 nghìn tấn ngô, 700 nghìn tấn rau, củ, quả cac loại…, Thanh Hóa có nhiều loại nông sản có thể sản xuất quy mô lớn, tạo ra nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều Chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất gắn với chế biến. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển hình thức sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản. Ngoài ổn định các vùng nguyên liệu sắn và mía gắn với chế biến, hiện nay, Thanh Hóa đã có hàng chục doanh nghiệp xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến gắn với liên kết sản xuất vùng nguyên liệu trên các loại cây trồng khác như lúa, rau, củ, quả…Tổng diện tích và sản lượng nông sản sản xuất ra thông qua liên kết, chế biến hiện đạt trên 20%, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, so với tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chế biến nông sản vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, nhất là các sản phẩm nông sản chủ lực.

Điển hình như lúa gạo, trung bình mỗi năm, Thanh Hóa sản xuất gần 1,4 triệu tấn lúa. Ngoài tiêu thụ nội địa, hiện còn khoảng 500 nghìn tấn có thể chế biến, trong khi tổng công suất 6 nhà máy chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh mới đạt 180 nghìn tấn; dư địa chế biến ngô cũng còn khoảng 100 nghìn tấn; các loại rau, củ quả, trái cây các loại, sản lượng có thể phục vụ chế biến, chế biến sâu cũng lên tới hàng trăm nghìn tấn.

Chế biến nông sản - lĩnh vực còn nhiều tiềm năng - Ảnh 7.

Sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sẽ khắc phục được tình trạng được mùa, mất giá, thay đổi tư duy của người nông dân từ thói quen chỉ sản xuất những gì mình có sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Do vậy, trên cơ sở các chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp của tỉnh, cùng với thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động và phổ biến cho nông dân về mục đích, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp lợi thế từng vùng, tạo ra nguồn hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Từ đó nâng cao giá trị kinh tế trong nông nghiệp.

Nguồn: Chuyên mục Phát triển kinh tế ngày 14/03/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Dự tính gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất gần 84.000 tỷ đồng trong năm 2024

Dự tính gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất gần 84.000 tỷ đồng trong năm 2024

06:35 , 19/05/2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024.

Bộ Tài chính yêu cầu siết chặt nhập lậu vàng vào Việt Nam

Bộ Tài chính yêu cầu siết chặt nhập lậu vàng vào Việt Nam

06:30 , 19/05/2024

Bộ Tài chính vừa có công điện yêu cầu Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế tăng cường điều tra chống buôn lậu vàng và việc áp dụng hóa đơn điện tử tại các điểm kinh doanh vàng.

Tỉnh Thanh Hoá hiện có 335 lượt tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình

Tỉnh Thanh Hoá hiện có 335 lượt tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình

18:55 , 18/05/2024

Triển khai đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo lực lượng chức năng và các đơn vị liên quan tập trung rà soát kỹ và xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa chuyển đổi hơn 772 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa chuyển đổi hơn 772 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp

18:55 , 18/05/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, trong vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 772,4 ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp.

Thanh Hóa có 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia cung ứng, phân phối nông sản thực phẩm an toàn

Thanh Hóa có 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia cung ứng, phân phối nông sản thực phẩm an toàn

18:55 , 18/05/2024

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 5/2024, trên địa bàn tỉnh có 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia cung ứng, phân phối nông sản, thực phẩm an toàn ra các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Doanh nghiệp tập trung khai thác tốt thị trường nội địa

Doanh nghiệp tập trung khai thác tốt thị trường nội địa

08:31 , 18/05/2024

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, sức mua tại nhiều thị trường quốc tế giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa đã có sự chuyển đổi linh hoạt, hướng vào khai thác sâu thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm. Với dân số gần 100 triệu người, thị trường nội địa vẫn còn rất nhiều tiềm năng và dư địa cho các doanh nghiệp Việt.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu

Thanh Hóa: Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu

08:13 , 18/05/2024

Hiện nay, Thanh Hóa có hơn 200 cơ sở chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Để các doanh nghiệp ngành gỗ ổn định sản xuất và phát triển thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đang định hướng cho các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thanh Hoá đứng thứ 12 toàn quốc về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Thanh Hoá đứng thứ 12 toàn quốc về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công

20:25 , 17/05/2024

Đến ngày 9/5/2024, tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân gần 3.650 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 28,4% kế hoạch; đứng thứ 12 về tỷ lệ giải ngân vốn nhanh trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm OCOP, phục vụ thị trường du lịch

Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm OCOP, phục vụ thị trường du lịch

18:00 , 17/05/2024

Khởi động cùng mùa du lịch, các đơn vị, chủ thể sản xuất sản phẩm Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường. Không chỉ đầu tư nâng cao chất lượng, các chủ thể sản xuất còn quan tâm da dạng hóa mẫu mã sản phẩm theo hướng làm quà tặng cho khách du lịch.

Thanh Hóa năng suất lúa xuân đạt cao hơn so với cùng kỳ

Thanh Hóa năng suất lúa xuân đạt cao hơn so với cùng kỳ

08:57 , 17/05/2024

Thời điểm này, bà con nông dân Thanh Hóa đang bắt đầu thu hoạch lúa vụ chiêm xuân 2023 - 2024. Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ chiêm Xuân năm nay được mùa, sạch sâu bệnh, năng suất ước đạt 67,5 - 68 tạ/ha, tăng hơn so với cùng kỳ.