ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.

Phương Anh

21/04/2024 14:26

Trong những ngày đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có thêm 4 di sản đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Lễ hội Nàng Han huyện Thường Xuân, Lễ hội Mường Khô huyện Bá Thước, nghệ thuật trình diễn dân gian "Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ" gắn liền với lễ hội Ngư Võng Phường của người dân làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa. Và mới đây nhất là lễ hội "Sết boóc Mạy" - hay còn gọi là "Tết cây bông" của đồng bào dân tộc Thái tại Mường Mó, xã Cán Khê, huyện Như Thanh, góp phần nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh lên con số 25.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 1.

Đã thành thông lệ, khi Tết Nguyên đán vừa vãn, người dân 16 xứ Thái mường Chiềng Ván xưa và nay là xã Vạn Xuân (huyện Thường Xuân) lại tưng bừng mở hội Nàng Han. Lễ hội Nàng Han là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, sản phẩm văn hóa độc đáo do cộng đồng người Thái nơi đây sáng tạo, gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh những giá trị lịch sử, phản ánh quá trình khai phá, xây dựng làng bản của đồng bào dân tộc Thái ở Vạn Xuân, lễ hội còn mang tính nhân văn và tính nguyên hợp cao khi tích hợp nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc thông qua việc tế lễ và các trò chơi, trò diễn…

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 2.

Không chỉ thể hiện sự ngưỡng vọng, tri ân người có công với bản mường, lễ hội Nàng Han còn là dịp nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ trao duyên của trai gái trong vùng, đồng thời giáo dục các thế hệ con, cháu về lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, góp phần bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống. Cũng chính từ những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học đó, Lễ hội Nàng Han đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 3.

Ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thường Xuân

Ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thường Xuân cho biết: "Nàng Han là biểu tượng người phụ nữ anh hùng của dân tộc Thái. Những năm gần đây, huyện Thường Xuân duy trì hoạt động lễ hội. Năm 2023, huyện đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Việc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đã tạo nên nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã nhà".

Nếu như Lễ hội nàng Han là nét đẹp tâm linh, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Thái ở Vạn Xuân, Thường Xuân thì lễ hội Mường Khô lại có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân xã Điền Trung nói riêng và huyện Bá Thước nói chung.

Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Quận công Hà Công Thái và các anh hùng, nghĩa sỹ.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 4.

Ban đầu, lễ hội Mường Khô chỉ là việc thờ cúng của gia đình, dòng họ, sau trở thành lễ hội lớn của cả một vùng. Tương tự như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội Mường Khô gồm có 2 phần. Nếu phần lễ diễn ra với các nghi thức trang nghiêm, thành kính thì phần hội lại sôi nổi với nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc, độc đáo. Đặc biệt là hoạt động trình diễn Séc bùa và màn hòa tấu cồng, chiêng. Các thiếu nữ Mường trong sắc phục dân tộc mang theo 460 chiếc cồng, chiêng vừa đi vừa diễn tấu, hát múa tạo nên tiết mục hợp xướng quy mô lớn, mang đậm bản sắc dân tộc.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 5.

Việc lễ hội Mường Khô được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, vừa là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về trách nhiệm của các cấp, các ngành; của các thế hệ nghệ nhân và cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn huyện trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản để nó sáng mãi với thời gian

Nếu ai từng một lần tham dự lễ hội Ngư Võng Phường của làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa hẳn sẽ không thể quên trò diễn "múa đèn chạy chữ" với hình ảnh các chị, các bà, các mẹ khéo léo đội đĩa đền trên đầu vừa múa vừa hát nhịp nhàng, uyển chuyển. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm màu sắc tín ngưỡng sông nước của người dân làng Nhân Cao dâng lên các vị thần linh, tổ nghề.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 6.

Nét độc đáo của điệu "Múa đèn chạy chữ" là sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn, trong đó hát chèo chải cổ gồm 4 bài: Hát giảo chải, hát múa quạt, hát chèo thuyền và hát giáo chân sào. Đội múa đèn gồm 12 nghệ nhân hát hay, múa dẻo. Trên nền nhạc múa hát giáo đèn, các thành viên sẽ đội lên đầu một chiếc đĩa có 5 ngọn đèn, vừa hát, vừa múa và cuối cùng là xếp các chữ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ và cuối cùng là lăn đèn kết thành cánh hoa dâng lên tiên thánh. Trò múa đèn chạy chữ mang ý nghĩa ca ngợi ánh sáng của ngọn đèn soi đường cho tất cả mọi người thành đạt và chúc dân làng bình an, đoàn kết một lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Mỗi bài hát, mỗi bước đi, động tác múa đều mô phỏng lại cuộc sống lao động của Nhân dân.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 7.

Từng có thời gian, nghệ thuật trình diễn dân gian múa đèn chạy chữ xã Thiệu Quang có nguy cơ bị mai một. Thế nhưng với quyết tâm không để nét đẹp truyền thống quê hương bị lãng quên, các cấp chính quyền và các thế hệ cháu con làng Nhân Cao đã không ngừng nỗ lực khôi phục, bảo tồn và phát triển điệu múa.

Trên hành trình đưa múa đèn chạy chữ đến với danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, những nghệ nhân ưu tú và cả lớp kế cận chính là những người làm nên hồn cốt của điệu múa. Họ cũng chính là những người mang trên mình sứ mệnh "trao truyền" và "tiếp lửa" với tâm nguyện điệu múa quê hương sẽ phát triển và được phổ biến rộng rãi hơn nữa để xứng tầm với vị thế của một di sản văn hóa quốc gia.

Ông Đỗ Viết Tứ, Chủ tịch UBND xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa cho biết thêm: "Nghệ thuật trình diễn dân gian múa đèn chạy chữ xã Thiệu Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đây là điều kiện để hoạt động này được tiếp tục duy trì và bảo tồn. Thời gian tới đây, chúng tôi sẽ có cơ thế hỗ trợ riêng để giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương".

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 8.

Lễ hội Sết Boóc Mạy hay còn gọi là Tết cây bông đã hình thành từ rất lâu đời trên đất Cán Khê, huyện Như Thanh. Tích xưa kể rằng, thuở hỗn mang, đất trời tăm tối, thú dữ quấy phá dân lành, đời sống của người dân vô cùng khổ cực. Trước tình cảnh ấy, Ngọc Hoàng đã phái 3 người con có tài cao, đức trọng của mình xuống giúp người dân bản Thái có thức ăn, thuốc chữa bệnh và diệt ma, trừ tà, có cuộc sống khỏe mạnh, bình an. Để ghi nhớ công ơn của các vị thần linh và tổ tiên, vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở xã Cán Khê lại tưng bừng tổ chức lễ hội Sết Boóc Mạy; qua đó, giáo dục truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha trong hành trình tạo bản, lập mường, thúc đẩy các thế hệ cháu con không ngừng nỗ lực, sáng tạo, xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc.

Gắn bó lâu đời với cuộc sống của đồng bào Thái ở xã Cán Khê, thế nhưng tương tự như Nghệ thuật trình diễn dân gian "Múa đèn chạy chữ" của người dân làng Nhân Cao, trước khi trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có một thời, lễ hội Sết Booc Mạy từng bị mai một.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 9.

Khoảng 20 năm về trước, khi chính quyền địa phương đề ra chủ trương khôi phục lại di sản văn hóa này, nhiều nghệ nhân và người dân trong thôn, xã - những người còn lưu giữ nội dung các bài cúng, các thức biểu diễn những điệu múa, hay cách làm cây bông, cây hoa và các vật dụng phục vụ cho lễ hội đã tích cực tham gia hoạt động truyền dạy, biểu diễn. Nhờ những nỗ lực miệt mài của họ, lễ hội Sết Boóc Mạy dần được khôi phục, tiếp tục hòa mình vào dòng chảy văn hóa của đồng bào dân tộc Thái xứ Thanh.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 10.

Việc khôi phục còn được gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát triển lâu dài khi xã đã chủ động đưa nét đẹp văn hóa truyền thống này vào trường học, lồng ghép nhiều nội dung về lễ hội Sết Boóc Mạy vào trong các tiết học, bài giảng với mong muốn lễ hội sẽ dần được truyền lại cho giới trẻ nơi đây.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 11.
Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển- Ảnh 12.

Việc các lễ hội, trò chơi, trò diễn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là lời khẳng định về ý nghĩa văn hóa, lịch sử hay sức ảnh hưởng lớn lao của chúng đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân, mà còn là sự ghi nhận những nỗ lực của chính quyền các cấp và nhân dân trong việc khôi phục, bảo tồn những giá trị độc đáo, riêng khác của địa phương mình.

Hy vọng rằng sự ghi nhận này sẽ là nguồn động lực để mỗi địa phương tiếp tục gìn giữ, khai thác, phát huy hiệu quả giá trị của di sản, qua đó giúp di sản được lan tỏa sâu rộng, góp phần làm phong phú, đặc sắc hơn dòng chảy văn hóa truyền thống của mảnh đất xứ Thanh địa linh, nhân kiệt, đồng thời trở thành sản phẩm du lịch lợi thế để phát triển kinh tế.

Nguồn: Chuyên mục Văn hóa nghệ thuật/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

09:28 , 04/05/2024

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với số lượng lớn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các ngành, các địa phương khai thác, phát huy giá trị trong phát triển du lịch.

VTV8 công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao tại Thanh Hóa

VTV8 công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao tại Thanh Hóa

20:44 , 03/05/2024

Chiều 3/5, tại thành phố biển Sầm Sơn, Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên VTV8 đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao đặc sắc sẽ được diễn ra tại Thanh Hoá trong tháng 5 này.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

18:02 , 03/05/2024

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ vừa qua.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

10:30 , 03/05/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43 năm 2024, quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

23:18 , 02/05/2024

Sáng ngày 2/5, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần năm 2024, kỷ niệm 599 năm ngày mất của bà (24/3 Ất Tỵ 1425 - 24/3 Giáp Thìn 2024).

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

21:20 , 02/05/2024

Trong 5 ngày nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 (từ 27/4 đến 01/5/2024), ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8,0 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

18:00 , 01/05/2024

Theo thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ từ 27/4 đến 01/5, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón tăng trưởng kỷ lục, vượt mục tiêu đề ra của địa phương với khoảng trên 1,5 triệu lượt khách, tăng 27,3% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023; tổng thu du lịch đạt trên 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023.

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

14:00 , 01/05/2024

Diễn ra từ ngày 26/4 đến 01/5, Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" năm 2024 đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách.

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

20:16 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 5 ngày, tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lượng khách du lịch tăng cao đột biến. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác nên hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Chiếu cói Quảng Xương

Chiếu cói Quảng Xương

10:28 , 30/04/2024

Thanh Hoá là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó đặc biệt có nghề dệt chiếu cói. Và nhắc đến chiếu cói, bên cạnh những địa phương như Nông Cống, Nga Sơn thì Quảng Xương cũng là một miền quê có sản lượng lớn chiếu cói lớn được xuất khẩu. Từ lâu, những đôi chiếu Quảng Xương đã đi muôn nơi và trở thành vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc lứa đôi.