ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Doanh nghiệp ứng dụng số phát triển kênh tiêu thụ nông sản

Đưa hàng nông sản lên các nền tảng số đã và đang được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp triển khai với các địa phương và ngành nông nghiệp để nông dân, các doanh nghiệp có thể tiêu thụ hàng hóa một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn, gia tăng giá trị hàng Việt trong giai đoạn hiện nay.

Trần Hà – Thanh Tùng

25/03/2024 21:25

Chú trọng lựa chọn những sản phẩm OCOP chất lượng để quảng bá, giới thiệu dưới dạng sản vật địa phương, xây dựng điểm tiêu thụ uy tín và lựa chọn được đối tượng khách hàng tiềm năng... đây là hướng tiếp cận hiệu quả của Công ty CP dược liệu Triệu Sơn khi ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử. Với diện tích showroom rộng rãi, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cửa hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP 3 sao của công ty đã trở thành điểm xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm được chiết xuất từ cây Sâm Báo như: Đồ uống tăng lực Sâm Báo, rượu Sâm Báo, trà, cafe Sâm Báo, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… Tất cả các sản phẩm của công ty đều được nhận biết thông qua mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc để người dùng tiện tra cứu sản phẩm, tạo lòng tin, tăng độ uy tín của sản phẩm cũng như hình thức bắt mắt, sản phẩm đa dạng chủng loại phù hợp với nhiều độ tuổi, từng khẩu vị người dùng. Ngoài việc bán hàng trực tiếp, đơn vị còn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như: Facebook, Tiktok, Shopee, Lazada, Livestream trên nền tảng số và tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm cho du khách tại các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Với cách làm sáng tạo, đa dạng trên nền tảng số, công ty có mức tiêu thụ hàng nghìn sản phẩm/tháng.

Doanh nghiệp ứng dụng số phát triển kênh tiêu thụ nông sản- Ảnh 1.

Doanh nghiệp ứng dụng số phát triển kênh tiêu thụ nông sản- Ảnh 2.

Bà Trần Thị Chung, Phòng kinh doanh công ty CP dược liệu Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

Bà Trần Thị Chung, Phòng kinh doanh công ty CP Dược liệu Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khác với kênh bán hàng truyền thống, kênh thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể giới thiệu, quảng bá và đưa thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm đến với người tiêu dùng".

Không chỉ là doanh nghiệp có 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, huyện Hà Trung còn xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo, liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm đã đem lại giá trị kinh tế cao cho hạt gạo xứ Thanh. Theo đó, Công ty đã xây dựng nhà máy có dây chuyền xay xát lúa gạo hiện đại RS25P, với công suất gần 10.000 tấn/năm. Nhà máy đi vào hoạt động, sản lượng chế biến lúa gạo đã tăng gấp 4 lần so với chế biến truyền thống. Đây là cơ hội để công ty phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng thương hiệu bảo hộ độc quyền sản phẩm gạo nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh đạt OCOP 4 sao. Cùng với đó công ty cho ra đời sản phẩm gạo Tiên Sơn số 3, đạt tiêu chuẩn HACCP về kiểm soát an toàn thực phẩm. Ngoài kênh phân phối truyền thống chợ, siêu thị, doanh nghiệp thường xuyên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, với mức tiêu thụ trên 4.000 tấn gạo mỗi năm.

Ông Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để phát triển sản phẩm uy tín trên thị trường, việc liên kết với nông dân trong quá trình sản xuất phải tuân thủ các điều kiện quy trình canh tác, sản phẩm phải chất lượng, tạo sự yên tâm đối với khách hàng, đối tác thu mua".

Doanh nghiệp ứng dụng số phát triển kênh tiêu thụ nông sản- Ảnh 3.

Ngoài nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đối với cây lúa, thông qua Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Hà Long, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa gạo của địa phương theo hướng liên kết sản xuất tiêu thụ bền vững. Trong đó, công ty liên kết với các hộ nông dân trong quá trình canh tác thâm canh cây lúa áp dụng hoàn toàn phương pháp hữu cơ từ khâu giống, vật tư chăm sóc, thu mua sản phẩm theo chuỗi sản xuất, chế biến lúa gạo tập trung. Với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tại tất cả các khâu nên sản phẩm của công ty đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao của thị trường.

Doanh nghiệp ứng dụng số phát triển kênh tiêu thụ nông sản- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Địa phương rất coi trọng phát triển các nền tảng số trong nông nghiệp; kêu gọi thu hút doanh nghiệp để làm đòn bẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa liên kết sản xuất thu mua bao tiêu ổn định cho nông dân".

Doanh nghiệp ứng dụng số phát triển kênh tiêu thụ nông sản- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng phối hợp với bà con nhân dân thực hiện xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và chế biến. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã làm viễ với bà con nhân dân, quy hoạch các vùng sản xuất, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Thứ hai là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất cũng như phục vụ cho quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa".

Theo thống kê của Sở Công Thương Thanh Hóa, hiện nay toàn tỉnh đã có 100% doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị máy tính có kết nối internet, 45% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng trang web, fanpage thương mại điện tử; gần 6.000 tài khoản hoạt động trên các sàn thương mại điện tử. Qua 3 năm hoạt động, sàn giao dịch thương mại điện tử đã có trên 2 triệu lượt truy cập. Ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là cầu nối giữa đơn vị sản xuất và người tiêu dùng mà còn là kênh quảng bá, giới thiệu nông sản của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Doanh nghiệp ứng dụng số phát triển kênh tiêu thụ nông sản- Ảnh 6.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 25/03/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

15:35 , 20/04/2024

Những năm qua, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực phát triển kỹ thuật cao, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư, góp phần giảm tải lên tuyến trên.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển kết nối Singapore

08:40 , 18/04/2024

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Singtel về việc hợp tác triển khai tuyến cáp biển kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

Hơn 90% sản phẩm, dịch vụ đạt giải Sao Khuê 2024 tích hợp ứng dụng AI

10:15 , 17/04/2024

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA vừa tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm 2024. Giải thưởng năm nay đã đổi mới cơ bản cấu trúc với 08 nhóm lĩnh vực, trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được tích hợp các ứng dụng AI.

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh

23:15 , 15/04/2024

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất tin tức trên nền tảng điện thoại thông minh.

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

Yêu cầu Netflix dừng quảng cáo, phát hành game không phép tại Việt Nam

11:36 , 15/04/2024

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn gửi Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

21:30 , 13/04/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới

21:17 , 13/04/2024

Đổi mới công nghệ là một trong những biện pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh. Từ đó, không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua việc đầu tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

21:13 , 13/04/2024

Những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn hữu cơ.