ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mùa đông của những người thầy vùng cao

Với những người thầy đang công tác trên vùng cao, mùa đông về kèm với bao vất vả, lo toan cho cuộc sống, cho học trò và trường lớp. Trong cái lạnh buốt thấu xương, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn, họ vẫn phải đảm bảo sức khỏe cho bản thân, giữ ấm cho học sinh, duy trì các hoạt động trường lớp ổn định.

17/01/2019 09:23

Sống trong thời tiết khắc nghiệt

Xã Nghĩa Thuận – huyện Quản Bạ, được biết đến như một xã biên giới nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Hàng năm, vào mùa lạnh, Nghĩa Thuận hứng chịu hàng chục đợt rét đậm rét hại. Nhiệt độ xuống dưới 10 độ khá nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân.

Cô Hà Thị Ánh Tuyết, quê ở Tuyên Quang chia sẻ: Khi mới lên Nghĩa Thuận công tác, nhiều thầy cô giáo dưới xuôi chưa thích ứng được với cái lạnh thường xuyên dưới 10 độ nên cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Quần áo giặt cả tuần không khô, giặt qua máy giặt thì 3 - 4 ngày vẫn ẩm. Những bữa cơm nấu xong chỉ 10 - 15 phút, thức ăn đã nguội lạnh khó nuốt. Vào những ngày cuối tuần dù được nghỉ, các thầy cô cũng không muốn bước chân khỏi nhà bởi mở cửa ra là mây mù, gió rét luồn sâu vào tận phòng. Dù đóng cửa trong nhà, mặc 5 - 7 lần áo vẫn thấy rét. Những ngày nghỉ trôi đi trong lặng lẽ và buồn tẻ bởi thời tiết quá khắc nghiệt.

Nhiều thầy cô công tác ở các vùng cao Yên Bái, Lào Cai, Sơn La… cũng nói rằng sự khắc nghiệt của mùa đông miền núi cao khiến họ sợ nhất bởi cuộc sống chịu nhiều tác động. Với những đứa trẻ theo mẹ lên vùng cao công tác thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm họng, ho… Còn với người cao tuổi là các bệnh về xương khớp, da hanh khô nứt nẻ. 

Thầy trò vùng cao chịu nhiều ảnh hưởng trong mùa đông lạnh
Thầy trò vùng cao chịu nhiều ảnh hưởng trong mùa đông lạnh
 

Đảm bảo tốt nhất cho HS

Cô Nguyễn Lệ Thủy – Hiệu trưởng Trường MN xã Nghĩa Thuận cho biết: Từ đầu tháng 10, các công việc chuẩn bị phòng tránh rét đã được nhà trường tích cực chuẩn bị. Trước hết, giáo viên sẽ rà soát và củng cố lại phòng học làm sao để mỗi phòng học được che chắn cẩn thận tránh gió lùa những vẫn phải đảm bảo ánh sáng. Mặt khác, việc kiểm kê chăn, đệm ấm cho hoạt động bán trú HS cũng được tiến hành kĩ càng ở từng điểm trường lẻ. Chăn đắp bị cũ sờn sẽ được tận dụng lại làm đệm và nhà trường sẽ tăng cường thêm chăn mới để đảm bảo hoạt động bán trú cho HS.

“Công tác giữ ấm cho HS luôn được nhà trường chú trọng bởi nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ theo quy định HS sẽ được nghỉ học nhưng bà con vẫn tin tưởng giáo viên và nhà trường có chế độ và điều kiện giữ ấm hơn ở nhà nên vẫn gửi con tới lớp. Trong trường hợp đó, các cô giáo cũng không thể từ chối dù chỉ vài trẻ một lớp…” - cô Thủy nói.

Giáo viên vùng cao đã và đang chịu nhiều thiệt thòi, vất vả trong sinh hoạt và lao động. Nhưng vì yêu nghề, vì cuộc sống và đặc biệt bản năng vượt khó, sự tận tụy… đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để bám trụ với nghề. Cũng vì cuộc sống nhà giáo vùng cao đều trải qua điều kiện khó khăn khắc nghiệt nên họ trở nên gắn bó, thân thiết và biết sống vì nhau hơn. Trong công tác quản lý, nhiều hiệu trưởng nói rằng, họ luôn lấy động viên, khích lệ để đặt lên những chỉ đạo, quyết định bởi chỉ có như vậy mới giúp đồng nghiệp quên đi những khó khăn mà yên tâm công tác.

Cô giáo Đinh Loan Vân - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận chia sẻ: Công tác giữ ấm sẽ được quán triệt tới GV chủ nhiệm lớp, giáo viên trực bán trú, cô nuôi…

Như vậy các thầy cô sẽ phải chăm chút, quan sát kĩ càng từng khâu trong sinh hoạt bán trú HS và nhắc nhở hướng dẫn các em đảm bảo giữ ấm qua những công việc hàng ngày như: Đắp chăn, quàng khăn, đi tất, mặc quần áo, giữ ấm đúng cách. Các thầy cô cũng chịu trách nhiệm giữ thông tin liên lạc thường xuyên với gia đình để khi nhiệt độ xuống thấp sẽ thông báo lịch nghỉ học, tránh để HS ra ngoài trời không cần thiết. Thậm chí, với HS có hoàn cảnh khó khăn, các thầy cô thường xuyên chia sẻ cả áo ấm, đôi tất, cái khăn…

Bên cạnh việc giữ ấm, một trong những cách để đảm bảo sức khỏe cho HS và không để HS trốn học vào thời tiết giá lạnh mà nhiều trường vùng cao đều chú trọng đó là bảo đảm và tăng cường chất lượng tốt nhất cho các bữa ăn bán trú. Làm sao để khẩu phần tăng lên, thức ăn thường xuyên thay đổi từng bữa, cách nấu món ăn cũng được nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với HS cũng như đặc điểm thời tiết mùa đông…

Hà Nguyên/Báo Giáo dục & Thời đại


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Phòng học thông minh - Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

09:06 , 18/04/2024

Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Thời gian qua, việc đưa vào hoạt động các phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động dạy và học ở các nhà trường.

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

Giúp trẻ tự tin khi bước vào lớp 1

10:27 , 17/04/2024

Các chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của trẻ khi bước vào lớp 1 không phải là học chữ, học đọc, học viết... mà là học cách hòa nhập với môi trường mới. Do đó, khi trẻ học mẫu giáo lớn, các trường mầm non trong tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động giúp trẻ làm quen với lớp 1.

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30

07:15 , 16/04/2024

Tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 năm 2024 được tổ chức từ ngày 8 đến 13/04/2024, đội tuyển Olympic Toán học Trường Đại học Hồng Đức có 10 thí sinh tham gia ở cả 2 môn Đại số và Giải tích và đã xuất sắc giành 9 huy chương gồm: 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.