ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Làng nghề Việt: Tư duy 4.0 và cuộc vượt thoát tư duy "ao làng"

Nếu không muốn lỡ con tàu 4.0, làng nghề phải làm cuộc cách mạng về góc tiếp cận và cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới.

08/11/2018 14:35

Bỏ tư duy “ao làng”

Nhìn nhận về cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại cho làng nghề, ông Phùng Văn Hoàn (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) - một nghệ nhân có 20 năm lăn lộn với nghề gốm sứ - cho rằng, CMCN 4.0 là cơ hội rất tốt để làng nghề vứt bỏ tư duy và cách làm manh mún, nhỏ lẻ lâu nay, đồng thời xóa bỏ tâm lý ngại thay đổi và sợ rủi ro.

lang nghe viet va cuoc vuot thoat tu duy ao lang hinh 1

Công nghệ đã dần thay đổi tư duy và cách làm của người làm gốm Bát Tràng. Từ chỗ đốt lò nung gốm bằng củi, than, đến nay các cơ sở sản xuất nơi đây đều áp dụng lò nung bằng khí gas. Từ chỗ sợ rủi ro, sự cố sẽ “hóa vàng” những chuyến lò cả trăm triệu đồng, hiện nay khoảng 1/4 số cơ sở sản xuất tại đây đã áp dụng công nghệ đốt lò thông minh, ông Hoàn cho biết.

Những “thợ làng” nơi đây đã bị thuyết phục bởi lợi ích mà công nghệ đốt lò thông minh mang lại, chẳng hạn như cập nhật thông tin áp suất khí gas, nhiệt độ lò, hoặc sự cố bất thường… vào điện thoại di động để người thợ có thể điều chỉnh kịp thời.

lang nghe viet va cuoc vuot thoat tu duy ao lang hinh 2
Theo PGS-TS. Nguyễn Thừa Lộc, giảng viên cao cấp của Đại học Kinh tế Quốc dân, sức ảnh hưởng và tác động của CMCN 4.0 là rất lớn. Cuộc cách mạng này một mặt tạo ra cơ hội, mặt khác, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với làng nghề Việt Nam.

CMCN 4.0 là cuộc cách mạng gắn với số hóa hoạt động sản xuất. Bằng việc áp dụng công nghệ 4.0, các quy trình sản xuất giản đơn sẽ chuyển đổi từ lao động chân tay sang sử dụng máy móc tự động.

CMCN 4.0 tạo sức ép buộc làng nghề phải thay đổi tư duy và phương thức kinh doanh kiểu “cha truyền con nối”, nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi. Đây cũng là cơ hội để làng nghề tiếp cận với công nghệ thông minh, thiết bị hiện đại để cải thiện mẫu mã, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, ông Lộc phân tích.

Bên cạnh đó, các ứng dụng marketing 4.0 sẽ giúp các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong làng nghề mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là cơ hội để “thợ làng” có điều kiện học hỏi tiếp thu các mô hình tổ chức sản xuất và quản trị tiên tiến.

Tiếp cận công nghệ 4.0 có chọn lọc

Nghệ nhân gốm sứ Phùng Văn Hoàn cho rằng, máy móc công nghệ rất hữu ích đối với sản xuất gốm sứ, nhưng không thể bê hết những thứ hay ho của công nghệ 4.0 vào sản xuất thủ công.

Công nghệ 4.0 được cho là rất hữu ích đối với khâu vẽ hoa văn và họa tiết khi sản xuất gốm sứ quy mô lớn (Ảnh: Hồng Quang)
Công nghệ 4.0 được cho là rất hữu ích đối với khâu vẽ hoa văn và họa tiết khi sản xuất gốm sứ quy mô lớn (Ảnh: Hồng Quang)
Ông Hoàn lý giải, công nghệ 4.0 sẽ hỗ trợ rất tốt cho các khâu dập phôi, in họa tiết, đốt lò…khi Bát Tràng sản xuất theo quy mô lớn, sản xuất hàng công nghiệp. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm thuần thủ công, áp dụng công nghệ 4.0 sẽ phản tác dụng, làm mất đi giá trị độc đáo, giá trị nghệ thuật của hàng thủ công.

Ở góc độ thương mại, ông Trần Dương Quý, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ trực tuyến BATO khẳng định, không thể áp dụng công nghệ 4.0 vào làng nghề một cách máy móc. Đơn cử, đối với việc ứng dụng big data vào marketing 4.0, mỗi làng nghề sẽ khai thác các tập dữ liệu khác nhau. Không thể thu thập dữ liệu kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, bởi nhu cầu của khách hàng về lụa, khác với gốm sứ.

Nếu dữ liệu khách hàng đúng ngành nghề, đúng nhu cầu, thì việc phân tích và dự báo nhu cầu khách hàng mới có thể hiệu quả, ông Quý nhấn mạnh.

lang nghe viet va cuoc vuot thoat tu duy ao lang hinh 4

Chung góc tiếp cận CMCN 4.0, ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc cho rằng, việc áp dụng công nghệ 4.0 cần được chọn lọc vì sản xuất làng nghề có đặc thù riêng.

Chưa cần bàn đến dây chuyền dệt 4.0, ngay cả máy dệt công nghiệp phổ biến hiện nay cũng không phù hợp với dệt lụa Vạn Phúc. Lụa Vạn Phúc được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên nên phù hợp với máy dệt bán thủ công với công suất 100 - 105 nhịp đập/phút. Nếu đưa sợi tơ tằm tự nhiên vào các máy dệt công nghiệp (công suất 300 - 400 nhịp đập/phút) sẽ rất dễ đứt và lỗi.

Đối với nghề dệt lụa Vạn Phúc, công nghệ 4.0 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công đoạn suốt sợi hay thiết kế mẫu mã, hoa văn cho lụa, ông Hà nhận định.

Công nghệ 4.0 hữu ích với làng nghề là vậy, nhưng thách thức đặt ra cho làng nghề nếu muốn áp dụng công nghệ và thiết bị 4.0 vào quá trình sản xuất là không nhỏ, bởi đặc điểm của CMCN 4.0 là tận dụng kết nối internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi cũng phải có “cuộc cách mạng” tương xứng trong cách vận hành và tổ chức sản xuất của làng nghề.

Để làng nghề áp dụng công nghệ 4.0 và sản xuất theo quy mô lớn, cần có chiến lược đào tạo bài bản để người thợ, người lao động “hấp thụ” và vận hành thiết bị 4.0, cùng với đó là các chính sách ưu đãi vay vốn, ưu đãi mặt bằng sản xuất (hỗ trợ thuế đất), TS. Nguyễn Vi Khải đề xuất.

Theo CTV Hồng Quang/VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.