ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Làng nghề Việt: Tư duy 4.0 và cuộc vượt thoát tư duy "ao làng"

Nếu không muốn lỡ con tàu 4.0, làng nghề phải làm cuộc cách mạng về góc tiếp cận và cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới.

08/11/2018 14:35

Bỏ tư duy “ao làng”

Nhìn nhận về cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại cho làng nghề, ông Phùng Văn Hoàn (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) - một nghệ nhân có 20 năm lăn lộn với nghề gốm sứ - cho rằng, CMCN 4.0 là cơ hội rất tốt để làng nghề vứt bỏ tư duy và cách làm manh mún, nhỏ lẻ lâu nay, đồng thời xóa bỏ tâm lý ngại thay đổi và sợ rủi ro.

lang nghe viet va cuoc vuot thoat tu duy ao lang hinh 1

Công nghệ đã dần thay đổi tư duy và cách làm của người làm gốm Bát Tràng. Từ chỗ đốt lò nung gốm bằng củi, than, đến nay các cơ sở sản xuất nơi đây đều áp dụng lò nung bằng khí gas. Từ chỗ sợ rủi ro, sự cố sẽ “hóa vàng” những chuyến lò cả trăm triệu đồng, hiện nay khoảng 1/4 số cơ sở sản xuất tại đây đã áp dụng công nghệ đốt lò thông minh, ông Hoàn cho biết.

Những “thợ làng” nơi đây đã bị thuyết phục bởi lợi ích mà công nghệ đốt lò thông minh mang lại, chẳng hạn như cập nhật thông tin áp suất khí gas, nhiệt độ lò, hoặc sự cố bất thường… vào điện thoại di động để người thợ có thể điều chỉnh kịp thời.

lang nghe viet va cuoc vuot thoat tu duy ao lang hinh 2
Theo PGS-TS. Nguyễn Thừa Lộc, giảng viên cao cấp của Đại học Kinh tế Quốc dân, sức ảnh hưởng và tác động của CMCN 4.0 là rất lớn. Cuộc cách mạng này một mặt tạo ra cơ hội, mặt khác, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với làng nghề Việt Nam.

CMCN 4.0 là cuộc cách mạng gắn với số hóa hoạt động sản xuất. Bằng việc áp dụng công nghệ 4.0, các quy trình sản xuất giản đơn sẽ chuyển đổi từ lao động chân tay sang sử dụng máy móc tự động.

CMCN 4.0 tạo sức ép buộc làng nghề phải thay đổi tư duy và phương thức kinh doanh kiểu “cha truyền con nối”, nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi. Đây cũng là cơ hội để làng nghề tiếp cận với công nghệ thông minh, thiết bị hiện đại để cải thiện mẫu mã, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, ông Lộc phân tích.

Bên cạnh đó, các ứng dụng marketing 4.0 sẽ giúp các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong làng nghề mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là cơ hội để “thợ làng” có điều kiện học hỏi tiếp thu các mô hình tổ chức sản xuất và quản trị tiên tiến.

Tiếp cận công nghệ 4.0 có chọn lọc

Nghệ nhân gốm sứ Phùng Văn Hoàn cho rằng, máy móc công nghệ rất hữu ích đối với sản xuất gốm sứ, nhưng không thể bê hết những thứ hay ho của công nghệ 4.0 vào sản xuất thủ công.

Công nghệ 4.0 được cho là rất hữu ích đối với khâu vẽ hoa văn và họa tiết khi sản xuất gốm sứ quy mô lớn (Ảnh: Hồng Quang)
Công nghệ 4.0 được cho là rất hữu ích đối với khâu vẽ hoa văn và họa tiết khi sản xuất gốm sứ quy mô lớn (Ảnh: Hồng Quang)
Ông Hoàn lý giải, công nghệ 4.0 sẽ hỗ trợ rất tốt cho các khâu dập phôi, in họa tiết, đốt lò…khi Bát Tràng sản xuất theo quy mô lớn, sản xuất hàng công nghiệp. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm thuần thủ công, áp dụng công nghệ 4.0 sẽ phản tác dụng, làm mất đi giá trị độc đáo, giá trị nghệ thuật của hàng thủ công.

Ở góc độ thương mại, ông Trần Dương Quý, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ trực tuyến BATO khẳng định, không thể áp dụng công nghệ 4.0 vào làng nghề một cách máy móc. Đơn cử, đối với việc ứng dụng big data vào marketing 4.0, mỗi làng nghề sẽ khai thác các tập dữ liệu khác nhau. Không thể thu thập dữ liệu kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, bởi nhu cầu của khách hàng về lụa, khác với gốm sứ.

Nếu dữ liệu khách hàng đúng ngành nghề, đúng nhu cầu, thì việc phân tích và dự báo nhu cầu khách hàng mới có thể hiệu quả, ông Quý nhấn mạnh.

lang nghe viet va cuoc vuot thoat tu duy ao lang hinh 4

Chung góc tiếp cận CMCN 4.0, ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc cho rằng, việc áp dụng công nghệ 4.0 cần được chọn lọc vì sản xuất làng nghề có đặc thù riêng.

Chưa cần bàn đến dây chuyền dệt 4.0, ngay cả máy dệt công nghiệp phổ biến hiện nay cũng không phù hợp với dệt lụa Vạn Phúc. Lụa Vạn Phúc được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên nên phù hợp với máy dệt bán thủ công với công suất 100 - 105 nhịp đập/phút. Nếu đưa sợi tơ tằm tự nhiên vào các máy dệt công nghiệp (công suất 300 - 400 nhịp đập/phút) sẽ rất dễ đứt và lỗi.

Đối với nghề dệt lụa Vạn Phúc, công nghệ 4.0 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công đoạn suốt sợi hay thiết kế mẫu mã, hoa văn cho lụa, ông Hà nhận định.

Công nghệ 4.0 hữu ích với làng nghề là vậy, nhưng thách thức đặt ra cho làng nghề nếu muốn áp dụng công nghệ và thiết bị 4.0 vào quá trình sản xuất là không nhỏ, bởi đặc điểm của CMCN 4.0 là tận dụng kết nối internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi cũng phải có “cuộc cách mạng” tương xứng trong cách vận hành và tổ chức sản xuất của làng nghề.

Để làng nghề áp dụng công nghệ 4.0 và sản xuất theo quy mô lớn, cần có chiến lược đào tạo bài bản để người thợ, người lao động “hấp thụ” và vận hành thiết bị 4.0, cùng với đó là các chính sách ưu đãi vay vốn, ưu đãi mặt bằng sản xuất (hỗ trợ thuế đất), TS. Nguyễn Vi Khải đề xuất.

Theo CTV Hồng Quang/VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo  hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

07:59 , 06/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

07:50 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2024 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD.

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

07:43 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

07:40 , 06/05/2024

Trong tờ trình gửi Quốc hội mới đây nhất, Chính phủ đã đề xuất xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024, tính từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

10:03 , 05/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

09:40 , 05/05/2024

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.