ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi!

Tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2019 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách sáng nay (11/7), các chuyên gia kinh tế đã có nhiều ý kiến khác nhau về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.

11/07/2019 15:29

Xung quanh vấn đề nóng đang tranh luận giữa Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT đang được dư luận quan tâm là xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, nhóm chuyên gia kinh tế đã có những phản biện rất rõ.

Tại sao phải làm đường sắt cao tốc, mục tiêu là gì?

Tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2019 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) sáng ngày 11/7, các chuyên gia kinh tế đã đánh giá về phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi! - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM

Theo TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) dưới góc độ người làm nghiên cứu kinh tế, có 3 điều để xử lý bài toán: Đó là Tại sao phải làm đường sắt cao tốc, mục tiêu của anh muốn gì? Ví dụ có cần hay không?

Cải cách toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam hiện hữu chắc là cần thiết, còn đường sắt cao tốc thì phải đặt lại bài toán trên.

Thứ hai là chở khách, chờ hàng? Khi có tiêu đề phải đặt ra giới hạn ràng buộc tốc độ. Sau ràng buộc mới tối ưu hoá. Phần đánh giá lợi ích chúng ta mới cần bàn bạc, sau đó mới tiến hành bước kỹ thuật, vốn, công nghệ.

Theo ông Thành, không ai nói đúng đối với thì tương lại được cả nhưng phải xem kỹ dự án đó để hạn chế rủi ro. Chúng ta cần so sánh các phương án, chi phí, lợi ích, mục tiêu, tiền đề và ràng buộc...

"Tôi muốn nói, bài toán chi phí và lợi ích có rất nhiều, bao gồm: Chi phí lọi tích môi trường, kinh tế vĩ mô, ngân sách, nợ công, hiệu quả. Chưa có được bản này trong tay, không đánh giá cụ thể", TS Thành cho biết.

Chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng: "Sẽ không có lời giải hoàn hảo đối với mọi phương án. Tương lai công nghệ thay đổi, chi phí thay đổi, kịch bản đưa ra sẽ phải làm tốt nhất có thể. Số khách đi ai có thể nói trước được. Đặc biệt, cái rất quan trọng khi so sánh 2 phương án, họ liệt kê rủi ro nằm ở đâu và biện pháp tối thiểu hoá rủi ro đó".

Ông Thành cho rằng, quan trọng nhất hiện nay là người đứng đầu và Quốc hội có "dám chơi", dám chịu trách nhiệm hay không? Nếu dám chơi thì giải trình thẳng thắn để đất nước có người chịu trách nhiệm về quyết sách. Để không còn chuyện có một vấn đề lớn kéo dài 20 năm không ai quyết được như sân bay Long Thành, đặc khu, phải đưa đi đưa lại 20 năm cũng không quyết được.

TS Võ Trí Thành nói: Trong tương lai, công nghệ thay đổi, chi phí thay đổi nên sẽ có rủi ro khi thực hiện. Phương án của mỗi Bộ cần liệt kê rủi ro nằm ở đâu và biện pháp tối thiểu hoá rủi ro đó. Đặc biệt, để dự án có thể thực hiện, người đứng đầu phải giải trình và chịu trách nhiệm với quyết định.

"Chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc này đã bàn cách đây 10 năm. Nếu chúng ta mãi chỉ cãi nhau phải hoàn hảo thì không bao giờ có hoàn hảo. Mỗi phương án đều có rủi ro, phải tối ưu hóa, tối thiểu hóa rủi ro", TS Thành nói.

Chuyên gia: Tốc độ 350km/ giờ, tôi không dám đi!

TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho hay: Cách đây 10 năm khi tôi nhận được đề xuất của Bộ GTVT, tôi đã có ý kiến.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi! - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội

Ông này cho rằng, với tốc độ đường sắt 350 km/giờ ở Việt Nam sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. "Thời tiết khí hậu của Việt Nam khắc nghiệt, đường sắt Bắc Nam đi qua nhiều địa hình hiểm trở như núi cao, biển. Chỉ một chi tiết sai lầm nhỏ sẽ gây nguy hiểm cho đoàn tàu. Nếu có tàu cao tốc 350 km/giờ, tôi cũng không dám đi".

Ông Phong đánh giá: Với điều kiện vốn của Việt Nam, phương án Bộ KH&ĐT đưa ra cải tạo, rồi dần dần xây mới với chi phí 26 tỷ USD là hợp lý hơn.

"Việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam có tốc độ vừa phải, như nhiều nước phát triển đang sử dụng là hợp lý, chúng ta cũng sẽ xây dựng theo từng đoạn. Đoạn nào đông khách làm trước để giảm chi phí, tăng cơ hội cho đoạn tiếp theo", ông này nói.

Vốn có thể vượt trên 26 tỷ USD

Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng: Cả hai Bộ KH&ĐT cùng Bộ GTVT đều căn cứ vào tốc độ khác nhau để đưa ra đề xuất với chi phí khác nhau, điều này khiến số vốn chênh lệch cao.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi! - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng

“Tôi cho rằng, tốc độ của đường sắt cao tốc Bắc Nam không nên quá cao. Tôi đã từng đi tàu cao tốc ở các nước trên thế giới, tốc độ khoảng trên 200 km/giờ. Về vốn đầu tư, tôi nghĩ sẽ cao hơn mức 26 tỷ USD mà Bộ KH&ĐT đưa ra bởi lẽ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, công nghệ hiện đại”, ông Lực cho biết.

Bộ KH&ĐT và các chuyên gia tư vấn Đức, Hà Lan vừa đưa ra kiến nghị về cải tạo, xây dựng đường sắt cao tốc với chi phí 26 tỷ USD. Điểm trọng yếu chính là bác bỏ khả năng áp dụng tàu cao tốc 350km/h theo đề xuất của Bộ GTVT trước đó. Với đề xuất này, Bộ KH&ĐT tiết kiệm hơn 32 tỷ USD so với đề xuất của Bộ GTVT trước đó.

Nguyễn Tuyền/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử

06:45 , 18/09/2024

Thời điểm này đang là một trong những thời điểm mang lại cơ hội tăng trưởng doanh số cho các doanh nghiệp Việt kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, nếu doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng tiêu dùng của khách hàng toàn cầu.

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

Huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ đạt gần 60% kế hoạch

06:10 , 18/09/2024

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước cho thấy tính đến đầu tháng 9/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ là trên 238.000 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao.

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

Sản xuất xanh gia tăng cơ hội vào thị trường lớn

07:54 , 17/09/2024

Những thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Thanh Hóa như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản,..đang ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bền vững. Vì vậy, chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu, đặt ra nhiều cơ hội cũng như hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp trong tỉnh.

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng

07:51 , 17/09/2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng và có thể làm giảm GDP cả nước năm 2024 khoảng 0,15%.

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

8 tháng năm 2024, Thanh Hóa sản xuất hơn 12,5 triệu tấn xi măng

08:45 , 16/09/2024

Dù phải đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu khiến cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt, song với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt  hơn

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

08:35 , 16/09/2024

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

Thanh Hóa phát triển được hơn 5.000 ha lúa nếp

08:32 , 16/09/2024

Nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng thành công nhiều mô hình trồng lúa nếp chất lượng cao, đặc biệt là khôi phục và phát triển các mô hình trồng lúa nếp đặc sản.

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

Sản phẩm da giày tăng trưởng bình quân 26,6%/năm

08:27 , 16/09/2024

Đến nay, Thanh Hóa có khoảng 200 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất hàng dệt may, da giày, với tổng vốn đăng ký trên 36.000 tỉ đồng. Đã có 143 cơ sở dệt may, da giày đi vào hoạt động sản xuất, gồm: 116 nhà máy may với công suất khoảng 610 triệu sản phẩm/năm, 27 nhà máy giày với công suất 275 triệu sản phẩm/năm.

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi

10:27 , 15/09/2024

Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế

09:45 , 15/09/2024

Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.