ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi!

Tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2019 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách sáng nay (11/7), các chuyên gia kinh tế đã có nhiều ý kiến khác nhau về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.

11/07/2019 15:29

Xung quanh vấn đề nóng đang tranh luận giữa Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT đang được dư luận quan tâm là xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, nhóm chuyên gia kinh tế đã có những phản biện rất rõ.

Tại sao phải làm đường sắt cao tốc, mục tiêu là gì?

Tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2019 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) sáng ngày 11/7, các chuyên gia kinh tế đã đánh giá về phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi! - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM

Theo TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) dưới góc độ người làm nghiên cứu kinh tế, có 3 điều để xử lý bài toán: Đó là Tại sao phải làm đường sắt cao tốc, mục tiêu của anh muốn gì? Ví dụ có cần hay không?

Cải cách toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam hiện hữu chắc là cần thiết, còn đường sắt cao tốc thì phải đặt lại bài toán trên.

Thứ hai là chở khách, chờ hàng? Khi có tiêu đề phải đặt ra giới hạn ràng buộc tốc độ. Sau ràng buộc mới tối ưu hoá. Phần đánh giá lợi ích chúng ta mới cần bàn bạc, sau đó mới tiến hành bước kỹ thuật, vốn, công nghệ.

Theo ông Thành, không ai nói đúng đối với thì tương lại được cả nhưng phải xem kỹ dự án đó để hạn chế rủi ro. Chúng ta cần so sánh các phương án, chi phí, lợi ích, mục tiêu, tiền đề và ràng buộc...

"Tôi muốn nói, bài toán chi phí và lợi ích có rất nhiều, bao gồm: Chi phí lọi tích môi trường, kinh tế vĩ mô, ngân sách, nợ công, hiệu quả. Chưa có được bản này trong tay, không đánh giá cụ thể", TS Thành cho biết.

Chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng: "Sẽ không có lời giải hoàn hảo đối với mọi phương án. Tương lai công nghệ thay đổi, chi phí thay đổi, kịch bản đưa ra sẽ phải làm tốt nhất có thể. Số khách đi ai có thể nói trước được. Đặc biệt, cái rất quan trọng khi so sánh 2 phương án, họ liệt kê rủi ro nằm ở đâu và biện pháp tối thiểu hoá rủi ro đó".

Ông Thành cho rằng, quan trọng nhất hiện nay là người đứng đầu và Quốc hội có "dám chơi", dám chịu trách nhiệm hay không? Nếu dám chơi thì giải trình thẳng thắn để đất nước có người chịu trách nhiệm về quyết sách. Để không còn chuyện có một vấn đề lớn kéo dài 20 năm không ai quyết được như sân bay Long Thành, đặc khu, phải đưa đi đưa lại 20 năm cũng không quyết được.

TS Võ Trí Thành nói: Trong tương lai, công nghệ thay đổi, chi phí thay đổi nên sẽ có rủi ro khi thực hiện. Phương án của mỗi Bộ cần liệt kê rủi ro nằm ở đâu và biện pháp tối thiểu hoá rủi ro đó. Đặc biệt, để dự án có thể thực hiện, người đứng đầu phải giải trình và chịu trách nhiệm với quyết định.

"Chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc này đã bàn cách đây 10 năm. Nếu chúng ta mãi chỉ cãi nhau phải hoàn hảo thì không bao giờ có hoàn hảo. Mỗi phương án đều có rủi ro, phải tối ưu hóa, tối thiểu hóa rủi ro", TS Thành nói.

Chuyên gia: Tốc độ 350km/ giờ, tôi không dám đi!

TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho hay: Cách đây 10 năm khi tôi nhận được đề xuất của Bộ GTVT, tôi đã có ý kiến.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi! - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội

Ông này cho rằng, với tốc độ đường sắt 350 km/giờ ở Việt Nam sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. "Thời tiết khí hậu của Việt Nam khắc nghiệt, đường sắt Bắc Nam đi qua nhiều địa hình hiểm trở như núi cao, biển. Chỉ một chi tiết sai lầm nhỏ sẽ gây nguy hiểm cho đoàn tàu. Nếu có tàu cao tốc 350 km/giờ, tôi cũng không dám đi".

Ông Phong đánh giá: Với điều kiện vốn của Việt Nam, phương án Bộ KH&ĐT đưa ra cải tạo, rồi dần dần xây mới với chi phí 26 tỷ USD là hợp lý hơn.

"Việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam có tốc độ vừa phải, như nhiều nước phát triển đang sử dụng là hợp lý, chúng ta cũng sẽ xây dựng theo từng đoạn. Đoạn nào đông khách làm trước để giảm chi phí, tăng cơ hội cho đoạn tiếp theo", ông này nói.

Vốn có thể vượt trên 26 tỷ USD

Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng: Cả hai Bộ KH&ĐT cùng Bộ GTVT đều căn cứ vào tốc độ khác nhau để đưa ra đề xuất với chi phí khác nhau, điều này khiến số vốn chênh lệch cao.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi! - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng

“Tôi cho rằng, tốc độ của đường sắt cao tốc Bắc Nam không nên quá cao. Tôi đã từng đi tàu cao tốc ở các nước trên thế giới, tốc độ khoảng trên 200 km/giờ. Về vốn đầu tư, tôi nghĩ sẽ cao hơn mức 26 tỷ USD mà Bộ KH&ĐT đưa ra bởi lẽ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, công nghệ hiện đại”, ông Lực cho biết.

Bộ KH&ĐT và các chuyên gia tư vấn Đức, Hà Lan vừa đưa ra kiến nghị về cải tạo, xây dựng đường sắt cao tốc với chi phí 26 tỷ USD. Điểm trọng yếu chính là bác bỏ khả năng áp dụng tàu cao tốc 350km/h theo đề xuất của Bộ GTVT trước đó. Với đề xuất này, Bộ KH&ĐT tiết kiệm hơn 32 tỷ USD so với đề xuất của Bộ GTVT trước đó.

Nguyễn Tuyền/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

18:55 , 25/09/2024

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm. Qua đó giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.

Thanh Hóa: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 6,55% so với cùng kỳ

Thanh Hóa: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 6,55% so với cùng kỳ

18:55 , 25/09/2024

9 tháng năm 2024, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm và giá lợn hơi, gia cầm tăng trở lại; dịch bệnh động vật được kiểm soát tốt là tín hiệu tích cực đối với ngành chăn nuôi của Thanh Hóa.

Phát triển chăn nuôi theo nhu cầu thị trường

Phát triển chăn nuôi theo nhu cầu thị trường

18:08 , 25/09/2024

Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi. Để chăn nuôi bền vững, những năm gần đây, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương quy hoạch theo nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiêu thụ thuận lợi hơn, hạn chế được tình trạng cung vượt cầu.

9 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách gần 42.700 tỷ đồng

9 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách gần 42.700 tỷ đồng

18:07 , 24/09/2024

Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 9 tháng năm 2024 ước đạt gần 42.700 tỷ đồng, bằng 120% dự toán và tăng 44,7% so với cùng kỳ.

Cước vận tải biển giảm giúp xuất khẩu tăng mạnh

Cước vận tải biển giảm giúp xuất khẩu tăng mạnh

18:03 , 24/09/2024

Hiện nay, giá cước vận tải biển thế giới đã giảm trên tất cả các tuyến, mạnh nhất là trên tuyến châu Á đi Bờ Tây nước Mỹ, tuyến Châu Âu với mức giảm khoảng 20-30% so với trước đây. Mức giá ở các tuyến vận tải khác cũng giảm khoảng từ 15-25%. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đón cơ hội tăng trưởng vào cuối năm.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão số 3

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão số 3

17:55 , 24/09/2024

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường

09:36 , 24/09/2024

Bộ Công Thương tổ chức phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024. Việc đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu đường thực hiện theo cam kết của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về quản lý hạn ngạch thuế quan hàng nhập khẩu.

Khoảng 100 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Khoảng 100 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

09:14 , 24/09/2024

Dư nợ của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng do bão lũ lên tới khoảng 100.000 tỷ đồng với 85.000 khách hàng bị ảnh hưởng.

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành bán lẻ

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành bán lẻ

08:07 , 23/09/2024

Đến nay, tỉ trọng thương mại điện tử trên tổng bán lẻ của Việt Nam chỉ chiếm 8%, trong khi đó trung bình thế giới là 19,4%. Kết quả này cho thấy tiềm năng phát triển thương mại điện tử ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn còn rất nhiều.

Xuất khẩu gạo vượt 4 tỷ USD

Xuất khẩu gạo vượt 4 tỷ USD

08:06 , 23/09/2024

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo các loại, thu về 4,06 tỷ USD.