ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

Mô hình "tổ liên kết may gia công" được triển khai mang lại kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập.

19/10/2019 14:46

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ đã được các ngành, các cấp, Hội LHPN thành phố phố Cần Thơ triển khai tích cực, toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Đây là đòn bẩy tạo đà cho các chị em phụ nữ có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Đáng ghi nhận, trong quá trình dạy nghề, Hội LHPN quận Ninh Kiều, đã chủ động kết nối với đơn vị đào tạo và doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh để tìm đầu ra khi các chị em kết thúc khóa học, nhằm giải quyết việc làm, góp phần giúp chị em phụ nữ có thu nhập ổn định.

Nắm bắt được nhu cầu thực tế của chị em phụ nữ tại địa phương mình, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, đã chủ động đề xuất với Phòng đào tạo nghề của Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố mở lớp đào tạo may gia công để các chị em có được nghề ổn định.

Điển hình như chị Phan Ngọc Ánh, ở khu vực 6, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngay từ khi tham gia lớp may gia công, chị đã hình thành ý tưởng ngành nghề kinh doanh shop quần áo, để thuận tiện vừa chăm sóc con cái, vừa nhận hàng may tại nhà. Đặc biệt, kết hợp với việc bán quần áo, khi học qua lớp may xong chị có thêm ý tưởng tạo kiểu mới điểm nhấn lạ theo yêu cầu của cho khách hàng.

Những năm tháng gian nan trước đây, chị Ánh phải chạy đôn chạy đáo với công việc nhưng thu nhập không ổn định sau khi tốt nghiệp ngành Trung cấp Kế toán. Chị đã đi làm qua 2 công ty nhưng không may công ty giải thể, chị lại mất việc làm. May mắn cho chị, gần đây sau khi được chính mẹ ruột giới thiệu tham gia vào Hội LHPN phường và tham gia học lớp may gia công, chị còn có ý tưởng kinh doanh thêm shop quần áo và kèm nhận may gia công tại nhà, vừa có việc làm ổn định vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

“Trước mắt là mình đi tìm nguồn hàng, coi đường nét may, mẫu mã của ta là mình sẽ tạo được mẫu mã của mình riêng. Em thấy mấy chị phụ nữ đa số là làm công việc ở nhà ví dụ như may, làm bánh… nói chung nhiều thứ lắm; mấy chị rất nhiều ý tưởng hay lắm. Chung một Hội như vậy, mình làm việc theo nhóm như vậy mình sẽ ra được nhiều cái ý tưởng mới hơn” - chị Ánh chia sẻ.

Chị Nguyễn Thiên Nga – Chủ tịch Hội LHPN phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và là Tổ trưởng, tổ may gia công của phường. Chi Nga cho biết, tổ liên kết may gia công đã triển khai được 2 năm và thu hút đông đảo chị em tham gia mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều chị em có nguồn thu nhập ổn định từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng. Chị Nga cho biết thêm, để các chị có được nguồn hàng may mỗi ngày, đại diện tổ may gia công chủ động liên hệ đầu mối công ty để lãnh hàng giao cho các chị tổ viên may, với hình thức gia công theo sản phẩm.

Những sản phẩm từ các hội phụ nữ được giới thiệu đến khách nhân dịp Ngày Khởi nghiệp năm 2019.
Những sản phẩm từ các hội phụ nữ được giới thiệu đến khách nhân dịp Ngày Khởi nghiệp năm 2019.

Các nguồn hàng thường lấy từ các nơi như: Bệnh viện (có nhu cầu may nón, áo blouse của bác sĩ), trường học (may đồng phục cho học sinh) và các khu du lịch trên địa bàn có nhu cầu may áo bà ba và hàng gia dụng như quai nón lá… để tặng cho khách du lịch nước ngoài, chị Nga cho biết.

“Chị em nào có nhu cầu may gia công hoặc là may hàng xuất khẩu hay là may gia dụng thì tập hợp chị em thành khối rồi giới thiệu hàng rồi lãnh đồ về may. Có một số người thích may quần áo em bé, thì mình giới thiệu cửa hàng lớn có đầu mối mạnh đi ra các tỉnh. Lớp may này học xong là có đầu ra liền. May gia công có nguồn thu nhập; thứ hai là mình trao dồi nghề, thứ ba là có đầu ra và thứ tư là mình thành lập được tổ chị em” - chị Nga nói.

Thời gian qua, mô hình “tổ liên kết may gia công” được triển khai ở 13 phường trên địa bàn quận Ninh Kiều, với tổng số trên 40 thành viên tham gia. Trong đó, Quận hội chọn phường Xuân Khánh để làm điểm thành lập tổ may liên kết may gia công. Bước đầu cho thấy, 2 tổ may ở phường này mang lại nhiều kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập lo cho gia đình.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nga Phó Chủ tịch Hội LHPN, quận Ninh Kiều, cho biết: Tổ liên kết may gia công, chị em thực hiện khá hiệu quả, mặc dù chỉ mới triển khai được 2 năm nhưng mô hình này, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều chị em tại địa phương. Đặc biệt, đối tượng phụ nữ nghèo làm chủ hộ, hạn chế được tình trạng các chị phải đi làm ăn xa. Chị Nga cho biết thêm, về hướng sắp tới, về phía quận Hội sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình tổ may gia công đến tất cả các phường còn lại.

“Trước đây, các chị khó khăn, tại vì cũng không biết làm gì ngoài việc nội trợ, đưa rước con đi học thì không biết làm việc gì để có thêm thu nhập. Cũng nhờ có lớp may của Trung tâm dạy nghề của Hội LHPN quận mở cũng đã giúp cho các chị em có thêm thu nhập, tạo việc làm ổn định. Góp phần cho các chị em cải thiện cuộc sống gia đình của mình” - chị Nguyễn Thị Hồng Nga nói.

Nhằm giúp cho phụ nữ có công ăn việc làm và tăng thu nhập, ngoài việc tổ chức các lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm, Hội LHPN quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, đã tập trung khai thác các nguồn vốn; ngoài vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội còn huy động các nguồn vốn tại chỗ như vốn heo đất, vốn tiết kiệm, vốn xoay vòng... để hỗ trợ kịp thời đến các chị em có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài ra, quận Hội còn phối hợp với các ngành, các cấp đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho lao động nữ tại cộng đồng, vừa phù hợp với khả năng, trình độ và đặc thù phát triển kinh tế ở địa phương. Từ đó, tạo cơ hội để chị em phát huy khả năng sáng tạo để áp dụng vào mô hình phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo, nâng cao vị thế phụ nữ trong xã hội.

Theo Thanh Tú/VOV-ĐBSCL


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.