ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

Mô hình "tổ liên kết may gia công" được triển khai mang lại kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập.

19/10/2019 14:46

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ đã được các ngành, các cấp, Hội LHPN thành phố phố Cần Thơ triển khai tích cực, toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Đây là đòn bẩy tạo đà cho các chị em phụ nữ có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Đáng ghi nhận, trong quá trình dạy nghề, Hội LHPN quận Ninh Kiều, đã chủ động kết nối với đơn vị đào tạo và doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh để tìm đầu ra khi các chị em kết thúc khóa học, nhằm giải quyết việc làm, góp phần giúp chị em phụ nữ có thu nhập ổn định.

Nắm bắt được nhu cầu thực tế của chị em phụ nữ tại địa phương mình, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, đã chủ động đề xuất với Phòng đào tạo nghề của Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố mở lớp đào tạo may gia công để các chị em có được nghề ổn định.

Điển hình như chị Phan Ngọc Ánh, ở khu vực 6, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngay từ khi tham gia lớp may gia công, chị đã hình thành ý tưởng ngành nghề kinh doanh shop quần áo, để thuận tiện vừa chăm sóc con cái, vừa nhận hàng may tại nhà. Đặc biệt, kết hợp với việc bán quần áo, khi học qua lớp may xong chị có thêm ý tưởng tạo kiểu mới điểm nhấn lạ theo yêu cầu của cho khách hàng.

Những năm tháng gian nan trước đây, chị Ánh phải chạy đôn chạy đáo với công việc nhưng thu nhập không ổn định sau khi tốt nghiệp ngành Trung cấp Kế toán. Chị đã đi làm qua 2 công ty nhưng không may công ty giải thể, chị lại mất việc làm. May mắn cho chị, gần đây sau khi được chính mẹ ruột giới thiệu tham gia vào Hội LHPN phường và tham gia học lớp may gia công, chị còn có ý tưởng kinh doanh thêm shop quần áo và kèm nhận may gia công tại nhà, vừa có việc làm ổn định vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

“Trước mắt là mình đi tìm nguồn hàng, coi đường nét may, mẫu mã của ta là mình sẽ tạo được mẫu mã của mình riêng. Em thấy mấy chị phụ nữ đa số là làm công việc ở nhà ví dụ như may, làm bánh… nói chung nhiều thứ lắm; mấy chị rất nhiều ý tưởng hay lắm. Chung một Hội như vậy, mình làm việc theo nhóm như vậy mình sẽ ra được nhiều cái ý tưởng mới hơn” - chị Ánh chia sẻ.

Chị Nguyễn Thiên Nga – Chủ tịch Hội LHPN phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và là Tổ trưởng, tổ may gia công của phường. Chi Nga cho biết, tổ liên kết may gia công đã triển khai được 2 năm và thu hút đông đảo chị em tham gia mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều chị em có nguồn thu nhập ổn định từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng. Chị Nga cho biết thêm, để các chị có được nguồn hàng may mỗi ngày, đại diện tổ may gia công chủ động liên hệ đầu mối công ty để lãnh hàng giao cho các chị tổ viên may, với hình thức gia công theo sản phẩm.

Những sản phẩm từ các hội phụ nữ được giới thiệu đến khách nhân dịp Ngày Khởi nghiệp năm 2019.
Những sản phẩm từ các hội phụ nữ được giới thiệu đến khách nhân dịp Ngày Khởi nghiệp năm 2019.

Các nguồn hàng thường lấy từ các nơi như: Bệnh viện (có nhu cầu may nón, áo blouse của bác sĩ), trường học (may đồng phục cho học sinh) và các khu du lịch trên địa bàn có nhu cầu may áo bà ba và hàng gia dụng như quai nón lá… để tặng cho khách du lịch nước ngoài, chị Nga cho biết.

“Chị em nào có nhu cầu may gia công hoặc là may hàng xuất khẩu hay là may gia dụng thì tập hợp chị em thành khối rồi giới thiệu hàng rồi lãnh đồ về may. Có một số người thích may quần áo em bé, thì mình giới thiệu cửa hàng lớn có đầu mối mạnh đi ra các tỉnh. Lớp may này học xong là có đầu ra liền. May gia công có nguồn thu nhập; thứ hai là mình trao dồi nghề, thứ ba là có đầu ra và thứ tư là mình thành lập được tổ chị em” - chị Nga nói.

Thời gian qua, mô hình “tổ liên kết may gia công” được triển khai ở 13 phường trên địa bàn quận Ninh Kiều, với tổng số trên 40 thành viên tham gia. Trong đó, Quận hội chọn phường Xuân Khánh để làm điểm thành lập tổ may liên kết may gia công. Bước đầu cho thấy, 2 tổ may ở phường này mang lại nhiều kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập lo cho gia đình.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nga Phó Chủ tịch Hội LHPN, quận Ninh Kiều, cho biết: Tổ liên kết may gia công, chị em thực hiện khá hiệu quả, mặc dù chỉ mới triển khai được 2 năm nhưng mô hình này, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều chị em tại địa phương. Đặc biệt, đối tượng phụ nữ nghèo làm chủ hộ, hạn chế được tình trạng các chị phải đi làm ăn xa. Chị Nga cho biết thêm, về hướng sắp tới, về phía quận Hội sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình tổ may gia công đến tất cả các phường còn lại.

“Trước đây, các chị khó khăn, tại vì cũng không biết làm gì ngoài việc nội trợ, đưa rước con đi học thì không biết làm việc gì để có thêm thu nhập. Cũng nhờ có lớp may của Trung tâm dạy nghề của Hội LHPN quận mở cũng đã giúp cho các chị em có thêm thu nhập, tạo việc làm ổn định. Góp phần cho các chị em cải thiện cuộc sống gia đình của mình” - chị Nguyễn Thị Hồng Nga nói.

Nhằm giúp cho phụ nữ có công ăn việc làm và tăng thu nhập, ngoài việc tổ chức các lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm, Hội LHPN quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, đã tập trung khai thác các nguồn vốn; ngoài vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội còn huy động các nguồn vốn tại chỗ như vốn heo đất, vốn tiết kiệm, vốn xoay vòng... để hỗ trợ kịp thời đến các chị em có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài ra, quận Hội còn phối hợp với các ngành, các cấp đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho lao động nữ tại cộng đồng, vừa phù hợp với khả năng, trình độ và đặc thù phát triển kinh tế ở địa phương. Từ đó, tạo cơ hội để chị em phát huy khả năng sáng tạo để áp dụng vào mô hình phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo, nâng cao vị thế phụ nữ trong xã hội.

Theo Thanh Tú/VOV-ĐBSCL


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.