ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bất chấp Covid-19, hàng Trung Quốc vẫn dồn dập đổ về Việt Nam

Bất chấp các khó khăn của đại dịch Covid-19, hàng hóa (chủ yếu là nguyên liệu, linh kiện, máy móc...) Trung Quốc vẫn dồn dập đổ vào Việt Nam.

03/12/2020 08:12

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2020, hàng hóa Trung Quốc, trong đó phần lớn là hàng nguyên vật liệu từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn so với trước đây.

 

Bất chấp Covid-19, hàng Trung Quốc vẫn dồn dập đổ về Việt Nam - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bất chấp đại dịch, hàng hóa, chủ yếu là linh kiện, máy móc từ Trung Quốc vẫn dồn dập về Việt Nam

Cụ thể, trong 10 tháng năm nay, Việt Nam chi hơn 65,5 tỷ USD nhập hàng hóa từ Trung Quốc, tăng hơn 3,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10, hàng hóa Trung Quốc đổ về Việt Nam cũng nhiều hơn gần 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Các hàng hóa có giá trị nhập khẩu cao nhất từ Trung Quốc về Việt Nam tập trung vào máy móc, công nghệ và vật liệu như máy vi tính, linh kiện, điện tử; máy móc, thiết bị và phụ tùng; vải may mặc các loại và điện thoại cùng linh kiện.

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2020, hai loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng ở Việt Nam là máy vi tính, linh kiện, điện tử đạt 14 tỷ USD, tăng hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp 50% so với năm 2018.

Sản phẩm máy móc, thiết bị và phụ tùng cũng tăng khá mạnh đạt 13,1 tỷ USD, tăng hơn 1,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và tăng hơn 3,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, 2 mặt hàng nhập khẩu nhiều tỷ USD là vải và điện thoại linh kiện nhập khẩu về Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ. Cụ thể, vải các loại nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 chỉ đạt 5,8 tỷ USD, giảm 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và bằng với kim ngạch của cùng kỳ năm 2018.

Các mặt hàng như điện thoại và linh kiện điện thoại Trung Quốc nhập về Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 đạt 6,1 tỷ USD, giảm hơn 300 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và hơn 800 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Việc mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng và linh kiện điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng về Việt Nam cho thấy nhu cầu loại vật liệu này đang rất lớn tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Việt nhập khẩu về để gia công, lắp ráp máy móc.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn luôn nhập siêu ở thị trường Trung Quốc dù đã cố gắng cải thiện, cân bằng. Nhưng thay vì nhập khẩu các loại hàng hóa thô sơ, qua sơ chế, máy móc, hiện nay Việt Nam gia tăng nhập khẩu các mặt hàng là thiết bị, linh kiện cho các ngành lắp ráp thiết bị điện tử, ti vi, điện thoại, thiết bị điện lạnh... Điều này gây lo ngại cho việc Việt Nam tham gia Hiệp định RCEP có thể sẽ khiến nhiều ngành, lĩnh vực phụ thuộc vào nhập khẩu của Trung Quốc.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, hết tháng 9, vốn đầu tư của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan đạt hơn 19,6 tỷ USD, vượt qua cả Hàn Quốc, Nhật Bản, đứng đầu trong số các đối tác đầu tư vào Việt Nam năm 2020.

Vốn của Trung Quốc và các bên liên quan của nước này gấp 3 lần so với vốn của các nước phát triển từ EU như Đức, Pháp, Hà Lan, Anh vào Việt Nam, bất chấp Việt Nam ký kết với các đối tác này Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam và EU (EVIPA). Việc gia tăng vốn, hàng hóa vào Việt Nam cho thấy Trung Quốc đang ngày càng tăng cường sự ảnh hưởng và muốn gắn chặt về kinh tế với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Trung Quốc nhất là trong bối cảnh RCEP đang được thành lập. 

An Linh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hóa

Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hóa

11:00 , 17/03/2024

Chiều ngày 16/3, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình Diễn đàn doanh nhân thành phố Thanh Hóa với chủ đề: Thị trường xây dựng - Tiềm năng và thách thức.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

21:49 , 16/03/2024

Những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

21:45 , 16/03/2024

Đến nay, trên địa bàn Thanh Hóa đã xây dựng và phát triển được một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mở ra hướng đi nhằm xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên trong năm 2024

Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên trong năm 2024

18:04 , 16/03/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phấm (OCOP) năm 2024. Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu có thêm từ 120 sản phẩm OCOP trở lên trong năm 2024.

Thanh Hóa: Công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Thanh Hóa: Công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

10:56 , 16/03/2024

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 872 ngày 04/3/2024 công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023.

Cây cho hoa và cho "lộc"

Cây cho hoa và cho "lộc"

09:21 , 16/03/2024

Nếu như cuối năm âm lịch là thời điểm người trồng đào ở Triệu Sơn chăm cho cây ra hoa thì sau Tết lại là thời điểm họ tập trung chăm cho cây bén rễ, bén cành. Vì vậy, trên các cánh đồng trồng đào ở đây, vẫn luôn có bóng dáng người lao động, chỉ khác cách làm việc của họ không quá khẩn trương mà khoan thai, chậm rãi hơn.

Ngành gỗ khắc phục khó khăn, cơ cấu lại sản xuất

Ngành gỗ khắc phục khó khăn, cơ cấu lại sản xuất

08:10 , 16/03/2024

Xuất khẩu gỗ trong năm 2024 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng, đơn giá sản phẩm chưa hồi phục rõ ràng. Cùng với đó, xung đột trên Biển Đỏ kéo dài từ cuối năm 2023 khiến các hãng tàu phải thay đổi, kéo dài lịch trình khiến giá cước vận tải sang Mỹ và các nước châu Âu tăng cao... Do vậy, các doanh nghiệp đang nỗ lực tiết giảm chi phí, đa dạng thị trường nhằm ổn định sản xuất.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung điều kiện vay vốn ngân hàng

Đề xuất sửa đổi, bổ sung điều kiện vay vốn ngân hàng

08:06 , 16/03/2024

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016 ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thanh Hóa

Đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thanh Hóa

23:14 , 15/03/2024

Tỉnh Thanh Hoá đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng sản lượng sản phẩm ngành da giày bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2030 đạt 5,2% trở lên; đến năm 2030 giá trị xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD trở lên, tạo việc làm cho 160.000 lao động trở lên.

Doanh nghiệp gỗ cơ cấu lại sản phẩm

Doanh nghiệp gỗ cơ cấu lại sản phẩm

23:09 , 15/03/2024

Xuất khẩu gỗ trong năm 2024 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng, đơn giá sản phẩm chưa hồi phục rõ ràng. Do vậy các doanh nghiệp đang nỗ lực cơ cấu lại sản xuất, thị trường, tiết giảm chi phí nhằm ổn định sản xuất.